Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Hàng chục triệu người vùng Sừng châu Phi cần viện trợ khẩn cấp

Thứ hai, 18/03/2024 07:03

TMO - Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết có tới gần 64 triệu người ở vùng Sừng châu Phi cần được nhận viện trợ khẩn cấp trong năm 2024. 

Báo cáo của UNOCHA cho thấy bức tranh đầy lo ngại về mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng đang phổ biến ở khu vực vùng Sừng châu Phi kể từ sau trận lũ lụt hồi năm 2023, 5 mùa mưa liên tiếp dưới mức trung bình dẫn đến một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất lịch sử, cũng như những tác động của xung đột và thách thức kinh tế.

Gần 64 triệu người ở vùng Sừng châu Phi cần được nhận viện trợ khẩn cấp trong năm 2024.  

Hàng triệu trẻ em và phụ nữ đối diện nguy cơ tử vong và những hậu quả lâu dài khác do tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cao, khả năng tiếp cận hạn chế các dịch vụ y tế và vệ sinh đang góp phần gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng. Tại miền Bắc Ethiopia, tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính vượt ngưỡng khẩn cấp 15%, trong khi 700.000 trẻ em ở Sudan đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng đe dọa tới tính mạng. Nam Sudan và Somalia cũng ghi nhận lần lượt hơn 1,65 triệu và 1,45 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

Các đợt bùng phát dịch bệnh nguy hiểm như tả, sốt rét, sởi và sốt da vàng tiếp tục gây ra mối đe dọa ngày càng tăng ở khu vực, đặc biệt trong bối cảnh mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng cấp tính. Vùng Sừng châu Phi là nơi xảy ra một trong những cuộc khủng hoảng di dời lớn nhất thế giới. Các ước tính mới nhất cho thấy, khu vực Đông Phi, vùng Sừng châu Phi và Ngũ Đại Hồ dự kiến ​​sẽ chứng kiến 23,6 triệu người buộc phải di dời vào cuối năm 2024 do ảnh hưởng của xung đột và khủng hoảng khí hậu.

Tình trạng di dời quy mô lớn đã gây gián đoạn điều kiện sống, sức khỏe, an ninh, sinh kế và giáo dục của người dân. Nếu những yếu tố tác động vẫn không suy giảm sẽ dẫn đến một thảm họa nhân đạo trên toàn bộ khu vực. Trước viễn cảnh nghiêm trọng, UNOCHA đã đề cập đến nhiều biện pháp ứng phó để có thể ngăn chặn thảm họa nhân đạo trên diện rộng, chủ yếu ở Sudan, Ethiopia, Nam Sudan và Somalia, trong đó bao gồm việc tăng cường các nguồn viện trợ khẩn cấp và mở rộng khả năng tiếp cận nhân đạo.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline