Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/07/2025 01:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/07/2025

Hàn Quốc sẽ rà soát các mặt hàng thủy sản nhập khẩu

Thứ tư, 30/08/2023 07:08

TMO - Chính phủ Hàn Quốc đang có nhiều biện pháp để đảm bảo phân phối thủy sản nhập khẩu một cách an toàn.

Chính phủ Hàn Quốc sẽ triển khai đợt rà soát đặc biệt về xuất xứ hàng thủy sản nhập khẩu trong vòng 100 ngày trước lo ngại của người dân về nguồn gốc của thực phẩm, trong đó có thủy sản Nhật Bản.

Cụ thể, cơ quan chức năng Hàn Quốc sẽ rà soát trọng điểm với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu có lượng tiêu thụ lớn là sò điệp, cá tráp đỏ, dứa biển. Họ cũng sẽ tập trung kiểm tra hơn 20.000 doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản, kiểm tra liên tục trên 3 lần với mỗi doanh nghiệp. Đợt rà soát lần này có sự tham gia của cả khối Nhà nước và dân sự như Bộ Hải dương và thủy sản, chính quyền các địa phương, đại diện người dân. Việc thắt chặt kiểm tra nguồn gốc xuất xứ là để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người dân.

Hàn Quốc tăng cường kiểm tra mức độ an toàn thực phẩm, hạn chế nguy cơ nhiễm phóng xạ của cá được bán tại chợ. 

Hàn Quốc cũng đưa ra mức xử phạt cũng rất nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm. Nếu phát hiện trường hợp bán hàng không ghi rõ cụ thể xuất xứ, nguồn gốc, mức phạt cao nhất lên tới 10 triệu won (khoảng 183 triệu đồng). Những công ty giả mạo nhãn xuất xứ có thể đối mặt với án phạt tù 7 năm hoặc phạt tiền lên tới 100 triệu won (khoảng 1,8 tỷ đồng).

Trong nửa đầu năm nay, Hàn Quốc nhập khẩu 10.710 tấn thủy sản từ Nhật Bản, chiếm 2% tổng lượng thủy sản nhập khẩu của nước này. Đây là cuộc thanh tra đặc biệt lần thứ 2 về thủy sản nhập khẩu sau đợt đầu tiên diễn ra vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua. Trong chiến dịch này, Chính phủ đã điều tra các kênh phân phối trong nước của thủy sản Nhật Bản và phát hiện 158 nhà bán lẻ không ghi xuất xứ hoặc giả mạo nhãn xuất xứ.

Nhật Bản đã bắt đầu xả nước thải phóng xạ ra biển Thái Bình Dương từ ngày 24/8. Việc xả nước phóng xạ là động thái quan trọng trong quá trình đóng cửa nhà máy Fukushima Daiichi, sau khi cơ sở này bị sóng thần phá hủy vào năm 2011. Liên quan đến tâm lý lo ngại gia tăng trong dư luận Hàn Quốc sau khi Nhật Bản bắt đầu kế hoạch trên, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc ngày 28/8 đã đề xuất dự thảo sửa đổi "Luật vệ sinh thực phẩm", có nội dung duy trì lệnh cấm nhập khẩu với thủy sản từ tỉnh Fukushima (Nhật Bản).

Dự thảo sửa đổi quy định Chính phủ phải cấm nhập khẩu hàng nông, thủy sản từ quốc gia hay khu vực xảy ra sự cố nhà máy điện nguyên tử nghiêm trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân khỏi các vấn đề ô nhiễm chất phóng xạ, cũng như vì môi trường. Ngoài ra, trong trường hợp chất phóng xạ bị xả ra biển, có thể cấm nhập khẩu thủy sản được sản xuất, đánh bắt tại quốc gia hoặc vùng biển đó. Nội dung sửa đổi trên nhằm lập căn cứ để duy trì lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ tỉnh Fukushima, đồng thời mở rộng lệnh cấm ra toàn bộ các vùng của Nhật Bản trong trường hợp cần thiết sau khi Nhật Bản bắt đầu xả nước thải ra biển.

 

 

Khánh Vân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline