Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 11:01
Chủ nhật, 21/08/2022 06:08
TMO - Đợt hạn hán nghiêm trọng nhất châu Âu trong nhiều năm đã khiến mực nước sông Danube xuống mức thấp nhất trong gần 1 thế kỷ, làm lộ ra xác nhiều chiếc tàu chiến chất đầy chất nổ của Đức bị chìm trong Chiến tranh thế giới II gần thành phố cảng Prahovo bên sông Danube ở Serbia.
Hàng trăm tàu thuộc một hạm đội của Đức Quốc xã đã bị đánh đắm dọc sông Danube vào năm 1944 khi trên đường rút lui để tránh các đợt tấn công của Hồng quân Liên Xô. Nhiều chiếc trong số đó vẫn chứa hàng tấn đạn và thuốc nổ. Theo Hãng tin Reuters: Ngoài chứa vật liệu chưa nổ, một số tàu vẫn còn nguyên tháp chỉ huy và các cấu trúc khác gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại khi nước xuống thấp.
Xác một tàu chiến Đức trong Thế chiến II được nhìn thấy ở sông Danube, Prahovo, Serbia, ngày 18/8. (Nguồn: Reuters)
Đợt hạn hán năm nay được các nhà khoa học coi là hậu quả của biến đổi khí hậu và có thể tồi tệ nhất 500 năm qua, hơn 20 xác chiến hạm trên một đoạn sông Danube gần Prahovo ở miền đông Serbia đã lộ thiên.
Sông Danube là sông dài thứ hai châu Âu, chảy qua hàng loạt quốc gia và được đánh giá là dòng sông hùng vĩ bậc nhất khu vực này. Tuy nhiên, hạn hán và nắng nóng liên tiếp, kéo dài đã khiến con sông bị thu hẹp diện tích đáng kể.
Tình trạng trên đã gây rối loạn cho giao thông đường sông trên các tuyến quan trọng ở các khu vực của châu Âu, trong đó có Đức, Italy và Pháp. Ở Serbia, chính quyền đã phải nạo vét sông để giữ cho các tuyến đường sông Danube được khai thông. Tại Prahovo, một số xác tàu đã thu hẹp phần thông thuyền trên đoạn sông Danube này, từ 180m còn 100m.
Minh Vân
Bình luận