Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Hạn hán gây hậu quả nghiêm trọng tại vùng Sừng châu Phi

Thứ hai, 17/07/2023 07:07

TMO - Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc công bố báo cáo cho biết điều kiện khô hạn nghiêm trọng tại vùng Sừng châu Phi đã khiến khoảng 2,7 triệu người dân nơi đây buộc phải di dời khỏi nơi ở.

Trong bản cập nhật về tình hình khu vực, WFP thống kê khoảng 1,7 triệu người rơi vào hoàn cảnh trên tại Somalia, trong khi con số tại Ethiopia và Kenya lần lượt là 516.000 và 466.000 người, và cảnh báo xu hướng này càng làm tồi tệ hơn tình trạng mất an ninh lương thực tại khu vực nghèo đói này.

Vùng Sừng châu Phi đã trải qua thời tiết khô hạn tiếp nối những mùa mưa có lượng mưa dưới trung bình kể từ năm 2020, gây tác động tới nông nghiệp, chăn nuôi, thảm thực vật, nguồn nước, kế sinh nhai và hoạt động chăn thả. Số liệu thống kê của WFP cho thấy,  ước tính tổng cộng khoảng 23,4 triệu người dân tại vùng Sừng châu Phi hứng chịu tình trạng mất an ninh lương thực và 5,1 triệu trẻ em nơi đây bị suy dinh dưỡng do các điều kiện khô hạn kéo dài.

Khô hạn nghiêm trọng tại vùng Sừng châu Phi đã khiến khoảng 2,7 triệu người dân nơi đây buộc phải di dời khỏi nơi ở.

Theo WFP, tình hình tại vùng Sừng châu Phi, vốn được biết đến là khu vực thường xuyên chịu cảnh hạn hán, đã trở nên nghiêm trọng do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có tăng dân số, biến động kinh tế vĩ mô, đại dịch, nghèo đói cùng cực và xung đột. Kể từ cuối năm 2020, các quốc gia ở vùng Sừng châu Phi, gồm Djibouti, Ethiopia, Eritrea, Kenya, Somalia, Nam Sudan và Sudan, đã phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua.

Các cơ quan nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho rằng các vấn đề về khí hậu, xung đột vũ trang, giá lương thực cao và suy thoái kinh tế sau đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực kỷ lục ở vùng Sừng châu Phi, với ước tính 60 triệu người đang cần được giúp đỡ khẩn cấp. Trong đó, những lo ngại về khí hậu là vấn đề mấu chốt cho an ninh lương thực trong những tháng tới.

Dự báo toàn cầu chỉ ra rằng các điều kiện kiểu thời tiết El Nino đã xuất hiện và sẽ ngày càng tăng trong thời gian còn lại của năm, có thể mang lại lượng mưa trên mức trung bình trong mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 trên khắp các khu vực phía đông của vùng Sừng châu Phi bao gồm phần lớn lãnh thổ Kenya, khu vực Somali của Ethiopia và Somalia.

 

 

Minh Tâm 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline