Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 08:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Hải Dương: Đa cổ thụ hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 08/02/2025 16:02

TMO - Cây đa cổ thụ hơn 200 tuổi tại đình Giải, xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương mới đây đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản.

Theo đó, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương đã long trọng tổ chức lễ trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản cho cây đa cổ thụ tại đình Giải, xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Tham dự sự kiện có GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di Sản Việt Nam cùng đại diện chính quyền địa phương.

Cây đa đình Giải có chu vi thân chính 3,8m.

Theo hồ sơ công nhận Cây Di sản, cây đa đình Giải có tuổi tuổi đời hơn 200 năm với chu vi thân chính 3,8m, thân phụ hình thành từ rễ có chu vi 2,9m. Chiều cao cây lên đến 25m, tán cây lan rộng về bốn hướng, các cành vươn xa từ 9,5m đến 14,9m.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cây đa đã gắn liền với nhân dân đình Giải. Trong thời kỳ chiến tranh, cây đã trở thành nơi ẩn náu cho binh sĩ và dân chúng, cung cấp nơi trú ẩn an toàn. Sau khi hoà bình lập lại, dưới gốc cây đa, chính quyền và nhân dân đã tổ chức nhiều hoạt động đáng nhớ.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh – Chủ tịch Hội đồng Cây Di Sản Việt Nam (ngoài cùng bên trái) trao Bằng, Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, Lãnh đạo UBND xã Kim Đính nhấn mạnh: "Việc nhận được bằng chứng nhận Cây Di Sản Việt Nam là một vinh dự lớn, song cũng đánh dấu trách nhiệm quan trọng của chính quyền và nhân dân trong việc bảo tồn, chăm sóc và phát huy giá trị Cây Di sản."

Lễ trao Bằng, Quyết định công nhận Cây Di sản không chỉ là dấu mốc khẳng định giá trị lịch sử và văn hoá của cây đa tại đình Giải, mà còn gới nhắc mọi người về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ những giá trị quý báu của quê hương. Trước những đổi thay của quá trình đô thị hóa, nhiều nơi trên cả nước vẫn giữ được những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam.

Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Cây đa Di sản.

Buổi lễ trao Bằng, Quyết định công nhận cây đa Di sản thu hút đông đảo người dân trong khu vực tham dự.

Qua năm tháng, những Cây Di sản không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị sinh thái, mà còn là minh chứng lịch sử, nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân. Từ đó góp phần nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật, tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học tại nơi có Cây Di sản.

 

 

Phương Thảo

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline