Hotline: 0941068156

Thứ tư, 07/05/2025 10:05

Tin nóng

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Thứ tư, 07/05/2025

Hà Tĩnh: Thúc đẩy phát triển thuỷ sản nước ngọt

Thứ ba, 06/05/2025 06:05

TMO - Hà Tĩnh đang đẩy mạnh phát triển thủy sản nước ngọt nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng ao hồ, sông suối nội địa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn.

Hiện các địa phương trong tỉnh tập trung chuyển đổi mô hình nuôi trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới phát triển thủy sản bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường. Năm 2024, toàn tỉnh Hà Tĩnh nuôi trồng 4.662 ha thủy sản nước ngọt, đạt năng suất 1,57 tấn/ha, sản lượng hơn 7.320 tấn, cho giá trị sản xuất gần 268 tỷ đồng;

Năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu tăng diện tích nuôi lên 4.677 ha, sản lượng 7.600 tấn, cho giá trị khoảng 306 tỷ đồng. Hiện nay, ngoài thay đổi hình thức nuôi quảng canh các đối tượng trồng truyền thống như cá nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ, cá rô đồng, cá quả, cá rô phi đơn tính…), tôm càng xanh, ếch, cua đồng, ốc bươu đen… thì nhiều hộ ở một số vùng nuôi trồng đã mạnh dạn nuôi thâm canh, quảng canh cải tiến và đưa các loài mới (cá trắm giòn, cá chép giòn, cá lăng, trai lấy ngọc...) để cho giá trị kinh tế cao hơn.

Trong số các địa phương, Thị trấn Vũ Quang và xã Thọ Điền được hưởng lợi nhiều nhất từ hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang cùng hệ thống ao, hồ xung quanh để nuôi cá nước ngọt. Mấy năm gần đây, hai địa phương này có 285 hộ nuôi cá trên lòng hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang và các ao, hồ xung quanh với tổng diện tích khoảng 31 ha. Nhờ nguồn nước sạch từ thượng nguồn chảy về, nguồn nước cấp được lắng lọc và thay đổi thường xuyên, vùng mặt nước thoáng, nhiều phù du, ít dịch bệnh, vùng lồng bè có sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi theo hướng hàng hóa… nên năng suất ở đây đạt 2 tấn/ha/năm.

Năng suất này cao hơn mặt bằng chung của huyện (1,7 tấn/ha/năm) và của tỉnh (1,57 tấn/ha/năm). Cùng với các loại cá truyền thống như: trắm, chép, mè, rô phi đơn tính, cá lóc… một số hộ đã mạnh dạn đầu tư nuôi các loài mới để cho hiệu quả sản xuất cao hơn. Đại diện Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Vũ Quang cho biết, bình quân hàng năm, Vũ Quang nuôi trồng gần 177 ha ao hồ, sản lượng khoảng 300 tấn, cho giá trị sản xuất gần 11 tỷ đồng.

Ngoài các đối tượng nuôi truyền thống, nuôi theo hình thức quảng canh, huyện cũng đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nuôi trồng nước ngọt mạnh dạn vay vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng hàng hóa và đưa các loài giống mới như: cá lăng, cá leo, cá trắm giòn, các chép giòn, cá tầm... vào sản xuất. Hiện nay, trong vùng lòng hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang đang có 1 HTX, 3 tổ hợp tác, 6 hộ tư nhân nuôi thâm canh 48 lồng cá các loại có giá trị cao, mỗi năm cho lãi hàng trăm triệu đồng/mô hình và trở thành nơi học tập kinh nghiệm, thí điểm làm ăn, tạo điểm nhấn trong bức tranh nuôi trồng nước ngọt trên địa bàn. Theo chia sẻ của người dân xã Phù Lưu, huyện Thạch Hà, họ đã mạnh dạn thuần dưỡng nuôi thí điểm 2/9 hồ (khoảng 1,5 ha) tôm thẻ chân trắng (loài này chủ yếu nuôi ở nước mặn lợ) và cho những kết quả khả quan; hiện nay, người dân đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng 6/9 hồ (khoảng 6ha, chiếm 2/3 tổng diện tích trang trại) theo hình thức quảng canh cải tiến, mật độ 15 – 30 con/m2.

Người dân Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư công nghệ trong quá trình nuôi thuỷ sản nước ngọt. (Ảnh minh hoạ). 

Nhờ được đầu tư cơ bản về ao hồ, đầy đủ điện và nước, lựa chọn nguồn giống tốt, cho lượng thức ăn phù hợp nên mỗi năm người dân xuất từ 2 – 3 vụ, xuất bán 10 – 13 tấn tôm thương phẩm, cho lợi nhuận gấp 2 lần so với nuôi cá và gia cầm trước đây.

Đại diện Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Thạch Hà thông tin, ngoài lấy hoạt động nuôi trồng vùng nước mặn lợ ven biển làm nòng cốt thì huyện cũng đang quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ để các hộ nuôi trồng vùng nước ngọt ổn định sản xuất, nâng cao sản lượng trên cùng một đơn vị diện tích, đa dạng đối tượng nuôi gắn với ưu tiên mở rộng các loài có giá trị kinh tế cao.

Năm nay, toàn huyện sẽ thực hiện nuôi trồng 670 ha ao, hồ vùng nước ngọt và phấn đấu đạt sản lượng 1.006 tấn, cho giá trị sản xuất hàng chục tỷ đồng. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn, sản xuất bền vững trong vùng nước ngọt, ngành nông nghiệp các huyện, chính quyền các cấp và người nuôi trồng toàn tỉnh đang tập trung cải tạo ao, hồ, ưu tiên hơn trong đầu tư nâng cấp hạ tầng, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng đối tượng nuôi, kiểm soát chất lượng con giống và thức ăn, kiểm soát dịch bệnh.

Với mục tiêu mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt, ngay từ năm 2024, Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2030 trên địa bàn.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, ngăn chặn sự suy giảm và tiến tới phục hồi, tái tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm với sự tham gia của cộng đồng để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá bền vững. Hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản được xây dựng thống nhất, cập nhật thường xuyên, liên tục. Hàng năm, thả trung bình 8-10 tấn giống thủy sản các loại vào vùng nước tự nhiên.

100% các huyện, thị xã ven biển có mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, thả bổ sung vào các thủy vực tự nhiên: sông, hồ, hồ chứa, biển những loài thủy sản bản địa, quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái trong các thủy vực…/.

 

 

Thuỳ Trang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline