Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Hà Tĩnh: Khống chế dịch tả lợn châu Phi, đảm bảo nguồn cung thị trường Tết

Thứ hai, 01/01/2024 07:01

TMO - Để đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cơ quan chức năng cùng các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng ngừa khống chế chống dịch bệnh kịp thời trong đó có dịch tả lợn châu Phi. 

Gần đây dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Hà Tĩnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp nguy cơ bùng phát trên diện rộng, trước thực trạng đó, ngành chuyên môn đang tập trung chỉ đạo các địa phương vào cuộc khống chế kịp thời.

Hiện tại các huyện như Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Vũ Quang  xảy ra các ổ dịch, ngay lập tức ngành chức năng, chính quyền địa phương cùng người dân khoanh vùng dập dịch, phun hóa chất, vôi khử trùng tiêu hủy lợn chết, khống chế lây lan trên diện rộng. Tăng cường công tác tuyên truyền về tình hình, diễn biến dịch bệnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi hộ, cơ sở chăn nuôi, người hành nghề buôn bán, giết mổ để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; đồng thời hướng dẫn, khuyến cáo người chăn nuôi không tăng đàn, tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn dịch bệnh để tránh thiệt hại. Riêng tại Hà Tĩnh đã có 213 con lợn bị ốm chết, buộc phải tiêu hủy với khối lượng trên 16 tấn.

Người dân chủ động bảo vệ đàn lơn của mình trước diễn biến khó lường của dịch tả lợn châu Phi. 

Gia đình chị Thái Thị Xuân ở xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang hiện nuôi 70 con lợn thịt và 5 con lợn nái sinh sản. Để đảm bảo an toàn, chị Xuân đã chủ động các phương án phòng chống dịch, tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên, bổ sung thêm khẩu phần ăn nhằm tăng sức đề kháng cho đàn lợn. Chị Xuân cho biết thêm: “Đàn lợn thịt trọng lượng bình quân khoảng 45-50kg, dự kiến trước tết Nguyên đán sẽ xuất chuồng. Chăn nuôi lợn mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình, vì vậy việc quan trọng là phải phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi, đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế”. 

Trước nhu cầu tiêu thị của thị trường tăng cao, việc kiểm soát, khống chế dịch tả lợn châu Phi là yếu tố quan trọng để đảm bảo tăng trưởng tổng đàn, đáp ứng nguồn cung thịt lợn. Ngoài ra, kiểm soát dịch bệnh sẽ tạo tâm lý yên tâm cho người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi phức tạp, khó lường và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Kiểm soát chắt chẽ nguồn cung thịt lợn ra thị trường hạn chế lây lan bệnh dịch. 

Ông Nguyễn Xuân Diệu, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc cho biết: “Toàn xã hiện có trên 5.500 con lợn, trong đó có 2 trang trại chăn nuôi tập trung, còn lại là chăn nuôi nông hộ. Hiện nay, về cơ bản đàn lợn đang phát triển ổn định, chưa có dịch tả lợn châu Phi. Địa phương tiếp tục tuyên truyền người dân không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch, chăn nuôi an toàn, chủ động nguồn cung thịt lợn dịp Tết”. 

Để bảo vệ tổng đàn lợn gần 60.000 con trên địa bàn, huyện Cẩm Xuyên đã thông báo rộng rãi để người dân biết tình hình DTLCP đang xảy ra tại 5 hộ chăn nuôi ở 2 xã Cẩm Dương và Cẩm Quan và chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống ngay tại hộ gia đình; khi có lợn bị bệnh, bị chết cần phải báo với cơ quan thú y hoặc UBND xã, không tự ý bán chạy, không vứt lợn chết ra môi trường; khi nhập đàn cần chọn lợn có nguồn gốc rõ ràng, lợn khỏe mạnh...

Công ty cổ phần Mitraco Hà Tĩnh vệ sinh chuồng trại không chỉ đảm bảo môi trường mà còn hạn chế được bệnh dịch.

Trước thực trạng dịch tả phức tạp, anh Thảo cán bộ phụ trách chăn nuôi của Tổng Công ty Cổ phần chăn nuôi Mitraco lo lắng: “Tả lợn châu Phi là dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu vật nuôi không may mắc bệnh thì sẽ lây lan hàng loạt, thiệt hại rất nặng nề. Trước tình hình dịch bệnh phát sinh, chúng tôi đã lập tức “kích hoạt” các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt tại chuồng nuôi của doanh nghiệp và 35 trang trại vệ tinh tại các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh. Theo đó, doanh nghiệp tăng cường chi phí cho công tác phòng dịch (thuốc, hoá chất xử lý môi trường) lên gấp 3 - 4 lần so với thời điểm bình thường. Hiện tại hàng ngàn con lợn trong giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng. Nhưng bệnh dịch ngày càng khó lường, anh em chúng tôi đang tập trung thường xuyên phun khử vệ sinh chuồng trại theo dõi quá trình phát triển cũng như những dấu hiệu bất thường của đàn lợn để có hướng xử lý sớm.

Khử trùng xung quanh chuồng trại hạn chế dịch lây lan từ bên ngoài. 

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, dịch tả lợn châu Phi tiềm ẩn nguy cơ diễn biến khó lường, nhất là tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ dịch bệnh có chiều hướng gia tăng. Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ thịt lợn sẽ tăng cao. Đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyền, nâng cao ý thức cho người dân về phòng chống dịch tả lợn châu Phi; tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật nói chung, thịt lợn nói riêng đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Kiểm soát, khống chế dịch tả lợn châu Phi là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế cho người chăn nuôi, tạo tâm lý yên tâm đối với người tiêu dùng thịt lợn. Với tỉnh Hà Tĩnh, công tác phòng chống dịch đang được ngành thú y và các địa phương tăng cường, góp phần đảm bảo chăn nuôi an toàn, ổn định, chủ động nguồn cung thịt lợn dịp tết Nguyên đán. Đặc biệt, bám sát nội dung chỉ đạo tại Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, quyết tâm không để dịch lan rộng trên địa bàn, nhất là vào thời điểm cuối năm.

 

 

 

Bài, ảnh: Xuân Bắc

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline