Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 12:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

Hà Tĩnh: Khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do mưa lũ

Chủ nhật, 25/05/2025 16:05

TMO - Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các cấp, ngành triển khai biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ người dân và giảm thiểu thiệt hại nông nghiệp.  

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, từ 20h ngày 24/5 đến 4h sáng 25/5, khu vực Hà Tĩnh đã có mưa to đến rất to. Riêng địa bàn huyện Cẩm Xuyên, lượng mưa ở khu vực hồ Kẻ Gỗ lên đến 433mm. Một số nơi khác có lượng mưa lớn như: xã Cẩm Hưng 234mm, hồ sông Rác 257mm, hồ Thượng Tuy 270,8mm. Tình trạng ngập lụt không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích lúa vụ xuân đang trong giai đoạn thu hoạch mà còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất tại các địa bàn miền núi.

Tại xã Thạch Ngọc (Thạch Hà), tình hình ngập lụt diễn biến hết sức phức tạp. Các thôn Tân Tiến và Đại Long là những khu vực bị nặng nhất. Báo cáo nhanh từ địa phương cho thấy, gần 100 hộ dân có bị ướt lúa đã thu hoạch, hơn 600 con gia cầm bị nước lũ cuốn trôi, gây tổn thất về kinh tế cho các hộ gia đình.

Mưa lớn cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, đặc biệt là các khu vực thấp trũng như Cẩm Mỹ, Cẩm Thạch, Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Thạch và Cẩm Thịnh. Nước lũ dâng cao đã gây ngập úng trên diện rộng, đe dọa tài sản và hoa màu của người dân. UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: Thống kê bước đầu, toàn huyện có hơn 1.500 tấn lúa bị ngập ướt. Việc cấp bách nhất hiện nay là tập trung điều động lực lượng hỗ trợ người dân đưa lúa đi sấy khô ngay lập tức, không để lúa bị ẩm mốc, nảy mầm gây mất trắng.

Nhiều diện tích lúa chưa kịp thu hoạch của người dân bị ngập sâu (Ảnh: BHT). 

Tại Hương Khê, theo báo cáo của UBND các xã, thị trấn và qua kiểm tra bước đầu, mưa lớn khiến hơn 1.000 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Cụ thể, có 859,6 ha lúa bị ảnh hưởng (trong đó 715,5 ha bị ngập sâu). Một số địa phương có diện tích lúa ngập lớn như: Điền Mỹ (281 ha), Hà Linh (190 ha), Phúc Đồng (150 ha), Hương Thủy (105 ha)… Cùng với đó, nhiều diện tích hoa màu khác bị ảnh hưởng như: ngô (39 ha); lạc (43,95 ha); vừng (106 ha); khoai (1 ha). Ngoài ra, một số công trình hồ đập bị hư hỏng, xói lở; nhiều gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Trước tình hình đó, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiểm tra kỹ lưỡng các công trình thủy lợi, nhất là những hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, các tuyến đê xung yếu, các công trình đang thi công hoặc sửa chữa. Việc chủ động rà soát, đánh giá mức độ an toàn của hệ thống đê điều và hồ đập sẽ là yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro trong mùa mưa lũ sắp tới.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung huy động tối đa lực lượng, phương tiện của địa phương, phân công cán bộ xuống từng xã, từng thôn, bám sát địa bàn để hỗ trợ Nhân dân thu hoạch diện tích lúa vụ xuân còn ngoài đồng. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương thì báo cáo UBND tỉnh để có kế hoạch điều động hỗ trợ. Khẩn trương liên hệ với các chủ cơ sở sấy lúa để tổ chức sấy kịp thời số lúa đã bị ướt cho bà con nông dân, hướng dẫn người bảo quản số lượng lúa đã thu hoạch chưa bị ướt nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Triển khai lực lượng tổ chức rà soát các hộ dân, nắm số điện thoại chủ hộ nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng liên lạc, ứng cứu. Phân công cán bộ theo dõi cụ thể các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, chủ động triển khai các phương án ứng phó phù hợp; đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn (Ảnh: BHT). 

Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các công ty TNHH MTV thủy lợi, các địa phương thường xuyên kiểm tra, tổ chức vận hành các công trình tiêu thoát lũ kịp thời chống ngập úng, triển khai các phương án đảm bảo an toàn các hồ, đập thủy lợi; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra; hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Các đơn vị được giao quản lý các công trình hồ đập, thủy lợi, thủy điện, đê điều tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hồ chứa đã đầy hoặc gần đầy nước, các hồ chứa đang thi công, sửa chữa và các tuyến đê xung yếu, đê, cống qua đê đang thi công.

Đối với các hồ chứa có cửa van, đơn vị quản lý theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đặc biệt là tình hình mưa từ các cơ quan khí tượng thủy văn, để chủ động vận hành, nhằm đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du và tích đủ nước phục vụ sản xuất. Đối với các cống tiêu, thoát lũ phải cử người thường trực thường xuyên để vận hành tiêu thoát lũ kịp thời.

Các tổ chức đoàn thể tổ chức vận động các đoàn viên, hội viên giúp Nhân dân nhanh chóng thu hoạch diện tích lúa vụ xuân còn ngoài đồng. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.../.

 

 

Lê Hạnh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline