Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 17:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Hà Nội sẽ ra sao nếu thiếu cây xanh?

Thứ ba, 11/01/2022 16:01

TMO - Hà Nội là một trong hai đô thị lớn nhất mà vẫn không quá ồn ã, náo nhiệt. Đó là vì những cây xanh, nếu thành phố này ít cây xanh thì có thể nó sẽ thành một đô thị khô cằn và thiếu sự sống.

Hà Nội có một vẻ thanh lịch dịu hiền, một chút mộng mơ lãng mạn mà phần lớn do cây xanh mang lại. Và khi đi quanh hồ Hoàn Kiếm nhiều người tự hỏi, điều gì đã khiến cho hồ trở nên thơ mộng, quyến rũ? Vì lịch sử nghìn năm, vì câu chuyện “cụ rùa”, hay vì vị trí trung tâm? Tất nhiên rồi và một điều quan trọng ít ai để ý, đó là vì một quần thể cây xanh đa dạng, phong phú đã làm cho hồ thêm huyền thoại.

Hà Nội có nhiều cây xanh, có lẽ là một trong những thành phố nhiều cây xanh nhất nước. Cây xanh có nhiều nhưng tập trung vào một số loài. Đặc trưng nhất có lẽ là loài sấu. Sấu được trồng nhiều trong thành phố, dù có thể không phải là loài cây có số lượng nhiều nhất nhưng khó có thể hình dung được Hà Nội sẽ ra sao, nếu thiếu những hàng sấu cổ thụ gốc xù xì nhưng xanh ngắt, cho bóng mát quanh năm. Những cây sấu lớn nhất của Hà Nội nằm chủ yếu trên những con đường chính và ở trung tâm Thủ đô. Nổi tiếng nhất có lẽ là hàng sấu cổ thụ trên phố Phan Đình Phùng được người Pháp trồng. Hàng sấu này đã trở thành kiểu mẫu cho cây xanh Hà Nội, tán lá dày xanh mướt, thân cây dai chắc, ít gãy. Và mỗi độ cuối hè, khi sấu bắt đầu thay lá thì cả con phố trở thành khung cảnh đầy lãng mạn như trong các bộ phim tình yêu thi vị.

Ngoài phố Phan Đình Phùng, sấu còn được trồng trên phố Trần Phú, Trần Hưng Đạo và nhiều nơi khác. Tuy vẻ kiêu kỳ ở những con phố đó chưa bằng hàng sấu Phan Đình Phùng nhưng cũng đủ mang một vẻ đặc trưng quyến rũ của đường phố Hà Nội.

Sau sấu có lẽ đến xà cừ. Dù loài cây này không mấy lãng mạn nhưng được trồng ở Hà Nội khá nhiều. Những cây xà cừ đầu tiên cũng được người Pháp trồng, nhưng sau thấy không thật phù hợp với đường phố Hà Nội vì nhiều rễ ngang, thân cây quá lớn nên đã dừng lại. Sau năm 1954, không hiểu sao xà cừ được trồng trở lại và nếu tính đến những cây có thân to nhất thì có lẽ không loài nào vượt được. Xà cừ có mặt ở nhiều tuyến phố lớn và mang bóng mát quanh năm. Những hàng xà cừ nổi tiếng nhất có thể kể đến phố Hoàng Diệu, đường Láng, Bưởi, Hoàng Hoa Thám…

Một loài cây cũng nổi tiếng, dù số lượng không nhiều, lại trồng ở phạm vi khá hẹp, chủ yếu ở phố Lò Đúc là sao đen. Gọi là sao đen vì thân cây xù xì, đen tuyền, rất dễ nhận ra khi đứng cạnh các loài cây khác. Cây có vẻ "cường tráng", thân cây thẳng, cao cả mấy chục mét, vượt cả những nhà cao tầng chênh vênh.

Khác với vẻ "vâm váp" của những loài cây lớn, phượng vĩ lại có nét mảnh mai riêng. Xưa kia, phố Lý Thường Kiệt nổi tiếng bởi những cây cơm nguội, mà danh tiếng một phần đến từ bài hát của Trịnh Công Sơn thì nay phố Lý Thường Kiệt, cơm nguội (sếu) chỉ còn vài cây. Thay thế những cây cơm nguội ấy là loài phượng vĩ và muồng. Vào mùa hè nóng nực, màu đỏ thắm của những tán phượng làm xốn xanh không ít người, nhất là lứa tuổi học trò.

Một loài cây cũng làm phố phường thêm thơ mộng vào mỗi mùa hè là những cây điệp vàng. Điệp được trồng nhiều trên các phố Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Khánh Toàn, đường bờ hồ Tây… và mỗi khi loài cây này nở hoa, phố lại vàng rực rỡ...

Một loài cây nữa, tuy không nhiều nhưng cũng góp phần làm nên sự đặc sắc của cây xanh Hà Nội. Đó là cây sưa. Cứ mỗi độ tháng ba, trên phố Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Huy Liệu hay trong Công viên Bách Thảo, Thống Nhất… những cây sưa lại nở những bông hoa li ti, trắng muốt đến nao lòng. Đặc biệt, một phân chi của loài là sưa đỏ có giá trị kinh tế cao cũng được trồng nhiều ở Hà Nội. Nổi tiếng nhất có lẽ là quần thể sưa đỏ trên núi Nùng trong Công viên Bách Thảo. Nhưng cũng thương sao khi người ta phải quấn dây thép gai để bảo vệ và những cây sưa đỏ trồng rải rác trên các phố cũng luôn phải canh chừng cẩn mật vì sợ kẻ gian chặt trộm.

Và nhắc đến cây Hà Nội sẽ là thiếu sót nếu không nói đến hoa sữa. Người thích hoa sữa vì màu hoa trắng đục như sữa và hương thơm nồng nàn; nhưng cũng có người không ưa loài cây này bởi hương hoa quá đậm đặc, nhất là vào ban đêm. Hoa sữa được trồng nhiều ven hồ Thiền Quang, phố Quang Trung, đường Nguyến Du, Trần Duy Hưng…

Cây xanh ở Hà Nội rất nhiều, kể mãi không hết. Theo thống kê sơ bộ, cây xanh Hà Nội ở thời điểm hiện tại có khoảng trên 55 họ thực vật, trong đó 12 họ thực vật có từ 5 loài trở lên. Nhưng có lẽ hai nơi tập trung nhiều cây xanh và nổi tiếng nhất là Công viên Bách Thảo và hồ Hoàn Kiếm. Công viên Bách Thảo có lịch sử trên cả trăm năm, nơi quy tụ rất nhiều những loài cây vùng nhiệt đới và khắp nơi đưa về. Có thể tìm thấy những loài cây đặc chủng lâu đời trong công viên như đa, si, gụ mật, giáng hương… cùng những cây nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu…

Nói đến cây xanh, không thể không nhắc đến quần thể cây xanh quanh hồ Hoàn Kiếm. Vì vị trí địa lý, lịch sử đặc biệt của mình, cây xanh ở hồ Hoàn Kiếm thơ mộng và được nhiều người chú ý hơn. Quanh hồ Hoàn Kiếm là một quần thể cây đặc hữu của Hà Nội: Sấu, xà cừ, phượng vĩ, đa, si, liễu, muồng, cơm nguội, chẹo, bàng, bằng lăng… Trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến cây gạo trên phố Đinh Tiên Hoàng, cây lộc vừng đại thụ, cây mõ chĩa cành ra mặt hồ… Cái điều lạ lùng ở đây cũng có thể kể đến sự tồn tại của cây gạo.

Ít ai ngờ rằng loài cây điển hình cho nông thôn Việt Nam lại được trồng ở khu trung tâm thành phố và ở nơi linh thiêng này. Tháng ba hoa gạo đỏ rực, cũng là lúc lộc vừng thay lá vàng cả một mảng hồ; mùa xuân hoa mõ tím phất phơ, bằng lăng, phượng vĩ lại đợi hè nở hoa, cơm nguội thay lá cuối thu... Quanh hồ Hoàn Kiếm gần như lúc nào cũng đủ màu sắc, dư vị của lá, của hoa…

Nói không quá rằng, nếu ít cây xanh thì Hà Nội chỉ còn một nửa vẻ đẹp nên mỗi khi có sự thay đổi, dịch chuyển cây xanh ở thành phố, người dân đều quan tâm. Âu cũng phải thôi, bởi cây xanh đã trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Cây xanh Hà Nội là hơi thở, là bầu trời và không gian sinh tồn sống và phát triển.

 

 

Ghi chép của Bình Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline