Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/07/2025 17:07

Tin nóng

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ nhật, 27/07/2025

Hà Nội phòng, chống sâu bệnh gây hại trên cây trồng vụ Xuân

Chủ nhật, 23/03/2025 07:03

TMO - Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội hướng dẫn các địa phương triển khai nhiều giải pháp.

Thời tiết tại Bắc bộ nồm ẩm đan xen các đợt rét khiến sâu bệnh dễ phát sinh, gây hại… Đây là điều kiện cho một số loại sâu bệnh phát sinh, nhất là bệnh đạo ôn, rầy… gây hại lúa; bệnh sương mai, giả sương mai gây hại rau và nhóm cây dưa; bệnh sương mai, sâu đo, sâu róm gây hại vải, nhãn...

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã hoàn thành gieo cấy gần 80.000ha lúa vụ xuân, đạt 100% kế hoạch, thời gian gieo cấy cơ bản bảo đảm khung thời vụ tốt nhất. Cùng với đó, nông dân tập trung gieo trồng hơn 8.400ha rau màu các loại. Sau khi hoàn thành 100% diện tích gieo cấy và trồng rau màu, các địa phương tập trung chăm sóc.

Tuy nhiên, thời tiết liên tục ấm, nồm ẩm, xen kẽ các đợt không khí lạnh kèm mưa nên dễ xuất hiện sâu bệnh hại trên cây lúa, như: Ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, bệnh nghẹt rễ vàng lá…, nhất là trên các giống lúa mẫn cảm (J02, BC15, TBR225, lúa nếp…). Trên rau màu có thể xuất hiện sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy…

Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh; đồng thời đề nghị, các địa phương tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, khuyến cáo nông dân không dùng hóa chất độc hại ngoài danh mục cho phép; hướng dẫn nông dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng theo quy định nhằm giảm ô nhiễm môi trường. 

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên cử cán bộ bám sát địa bàn, dự báo sinh vật gây hại trên cây trồng; đồng thời, hướng dẫn người dân biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại, cách bón phân...

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, Chi cục thường xuyên phối hợp với các phòng chuyên môn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình cây trồng. Đối với cây lúa, Trung tâm khuyến cáo bà con tập trung chăm sóc, bón phân cân đối, không bón thừa đạm; thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Cụ thể, đối với ốc bươu vàng, người dân cần chủ động phòng trừ ngay sau khi gieo cấy, thu gom ổ trứng, ốc non trên ruộng để hạn chế lây lan. Đối với bệnh đạo ôn lá, cần bón phân cân đối đạm, lân, kali, bón tập trung vào giai đoạn đầu vụ (bón lót và thúc đẻ nhánh), không bón quá muộn, để cây lúa đẻ khỏe, dảnh to, cứng cây, góc lá hẹp, lá không bị lướt khi gặp mưa phùn...

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội hướng dẫn các địa phương phòng chống sâu bệnh gây hại vụ XXuân 

Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng, mở rộng diện tích rau màu vụ xuân để bảo đảm nguồn cung; hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất an toàn (GAP) trên cây rau; trước khi trồng lứa rau mới cần vệ sinh kỹ đồng ruộng kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học (Trichoderma…) để diệt nấm bệnh có hại trong đất; bón phân cân đối, tăng lượng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh thay thế một phần phân vô cơ, bón vôi để cải tạo độ chua cho đất.

Khi phòng trừ sâu bệnh cho cây rau, nông dân nên sử dụng nhóm thuốc sinh học, thuốc thảo mộc và phải tuân thủ nguyên tắc "4 đúng"; chỉ thu hoạch sản phẩm khi bảo đảm đủ thời gian sau phun thuốc (tối thiểu 10-15 ngày).

Cùng với chăm sóc và phòng chống sâu bệnh gây hại vụ xuân,  Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đề nghị, các địa phương tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, khuyến cáo nông dân không dùng hóa chất độc hại ngoài danh mục cho phép; hướng dẫn nông dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng theo quy định nhằm giảm ô nhiễm môi trường.../. 

 

Ngọc Mai 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline