Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 21:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Hà Nội: Kiểm soát chặt cơ sở chế biến lâm sản

Thứ sáu, 02/09/2022 12:09

TMO - Trên địa bàn TP. Hà Nội hiện vẫn còn cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản vi phạm thủ tục hành chính trong việc vận chuyển, mua bán lâm sản. Hằng năm, lực lượng kiểm lâm Hà Nội kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý lâm sản, đa số các vụ vi phạm về vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép là do các đối tượng vận chuyển lâm sản từ các tỉnh lân cận về Hà Nội tiêu thụ hoặc vận chuyển qua địa bàn Hà Nội.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm, toàn thành phố hiện có gần 3.000 cơ sở kinh doanh chế biến gỗ, trong đó có 258 tổ chức (doanh nghiệp, công ty hoạt động). Phần lớn các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản tập trung ở các địa phương có làng nghề truyền thống về chế biến gỗ, lâm sản, như: Chàng Sơn, Canh Nậu (huyện Thạch Thất), Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), Vạn Điểm, Văn Tự (huyện Thường Tín), Chuyên Mỹ, Tân Dân (huyện Phú Xuyên), Vân Hà (huyện Đông Anh) và Liên Hà, Liên Trung (huyện Đan Phượng). Lượng gỗ tiêu thụ trên địa bàn thành phố bình quân khoảng 380.000m3/năm, chủ yếu là gỗ nhập khẩu. Hầu hết cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hồ sơ nguồn gốc lâm sản.

(Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, theo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, trên địa bàn thành phố vẫn còn cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản vi phạm thủ tục hành chính trong việc vận chuyển, mua bán lâm sản. Hằng năm, lực lượng kiểm lâm Hà Nội kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý lâm sản, đa số các vụ vi phạm về vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép là do các đối tượng vận chuyển lâm sản từ các tỉnh lân cận về Hà Nội tiêu thụ hoặc vận chuyển qua địa bàn Hà Nội. Trong đó, từ năm 2020 đến nay, lực lượng kiểm lâm Hà Nội đã kiểm tra, bắt giữ 213 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính hơn 2,3 tỷ đồng và tịch thu 57m3 gỗ quy tròn các loại.

Để nâng cao nhận thức của người dân cũng như quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản, Chi cục đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm địa bàn phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý lâm sản.

 

 

Phạm Yến

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline