Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 18:07

Tin nóng

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ tư, 02/07/2025

Hà Nội hướng tới mục tiêu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch

Thứ sáu, 06/06/2025 12:06

TMO - TP. Hà Nội đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 2025. 

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố có 413 xã, thị trấn thuộc khu vực nông thôn. Năm 2021 (tính từ đầu nhiệm kỳ 2021-2025), toàn thành phố có 247 xã, thị trấn được đầu tư hệ thống cấp nước sạch tập trung, với khoảng 975.097 hộ được tiếp cận và sử dụng (đạt tỷ lệ khoảng 80%).

Tính đến tháng 5/2025, 100% dân số khu vực đô thị Thủ đô đã được tiếp cận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Tại khu vực nông thôn, khoảng 76% người dân tại 315/413 xã (tương đương hơn 1,1 triệu người) cũng đã được sử dụng nước sạch. Hà Nội hiện vẫn còn khoảng 59.000 hộ dân với hơn 236.000 người tại 67 xã, thị trấn chưa được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung. 

TP.Hà Nội đặt mục tiêu 100% người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch vào năm 2025.  

Tình trạng dùng bể lọc cát thô và máy lọc mini để lọc nước sinh hoạt vẫn xuất hiện tại một số huyện như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm asen, amoni, vi sinh vật gây bệnh… đặc biệt ở các vùng có tầng nước ngầm ô nhiễm hoặc khai thác quá mức. Bên cạnh đó, tình trạng cấp nước chưa đồng đều không chỉ tạo ra sự chênh lệch về chất lượng sống mà còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phát triển bền vững của thành phố.

TP.Hà Nội đang triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp để đạt mục tiêu 100% người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch vào năm 2025. Trước hết là đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi để thu hút doanh nghiệp tham gia, nhất là ở những địa bàn xa, khó tiếp cận. Thành phố chỉ đạo rút ngắn thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong phê duyệt thiết kế, đấu nối, giải phóng mặt bằng. Trong đó, thành phố yêu cầu các sở, ngành liên quan tăng cường phối hợp rà soát nhu cầu sử dụng nước, điều chỉnh sản lượng cung cấp theo thực tế, bảo đảm giá nước hợp lý...

Việc mở rộng và nâng cấp hệ thống cấp nước tập trung được đẩy mạnh triển khai. Trong đó, nâng công suất các nhà máy nước lớn như sông Đà, sông Hồng, sông Đuống; xây dựng thêm tuyến ống truyền dẫn và phân phối; hoàn thiện mạng lưới cấp nước liên kết giữa các vùng để đảm bảo cấp nước ổn định và linh hoạt.

Hà Nội cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Tổ chức các cuộc truyền thông giúp thay đổi hành vi sử dụng nước tiết kiệm và hình thành văn hóa bảo vệ nguồn nước. Đồng thời, chủ động ứng phó với tình huống khẩn cấp. UBND các quận, huyện được yêu cầu xây dựng kế hoạch dự phòng trong mùa nắng nóng hoặc thiên tai: bố trí bể chứa, xe bồn cấp nước lưu động và kết nối các tuyến cấp thay thế giữa các khu vực có nguy cơ mất nước.

Ngày 21/5, UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 2545/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đôn đốc và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn cho toàn bộ hệ thống cấp nước tập trung khu vực đô thị và nông thôn; 

Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2025-2030; đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác chống thất thoát nước sạch trong thời gian qua và xây dựng kế hoạch chống thất thoát nước sạch giai đoạn 2025-2030; Đồng thời, chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã (sau này là UBND các phường, xã) triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban chỉ đạo. 

Việc nâng cấp, mở rộng đường ống cấp nước được các địa phương đẩy mạnh triển khai. 

Cùng với việc thực hiện mục tiêu trên, Hà Nội chủ động triển khai Kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa Hè. Dự báo trong mùa Hè năm nay, nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể vượt 1.544.000 m³/ngày vào các thời điểm cao điểm – tăng khoảng 16% so với mức trung bình của năm 2024. Điều này đặt ra áp lực lớn cho cả hệ thống cấp nước, nhất là tại những khu vực cuối nguồn hoặc vùng có địa hình cao như Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai hay Thanh Oai.

Trước tình hình trên, Sở Xây dựng đã ban hành Kế hoạch số 49/KH-SXD đề ra hàng loạt biện pháp nhằm chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong mùa hè năm nay. Trong đó, có thể kể đến một số nhóm giải pháp trọng tâm. Bảo đảm các nhà máy nước vận hành tối đa công suất, duy trì sản lượng cung cấp từ 1,5 đến 1,7 triệu m³/ngày để đáp ứng 100% nhu cầu của người dân thuộc hệ thống cấp nước tập trung.

Điều tiết linh hoạt nguồn cấp nước giữa các nhà máy, đồng thời bố trí trạm bơm tăng áp và xe stec tại các khu vực có nguy cơ thiếu nước, nhất là các địa bàn cao tầng, cuối nguồn như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân...Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống trước ngày 15/4/2025, từ đó đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT do Bộ Y tế ban hành.

Đồng thời tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án phát triển nguồn, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng (300.000 m³/ngày), sông Đà giai đoạn 2 (600.000 m³/ngày) và nhà máy nước Xuân Mai (150.000 m³/ngày giai đoạn 1), góp phần tăng cường nguồn cung ổn định.

TP.Hà Nội đã thực hiện phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng đơn vị cấp nước. Theo đó, các doanh nghiệp chủ lực như Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Viwaco, Hà Đông, Sông Đà, Sông Đuống đều có trách nhiệm điều tiết, phối hợp, bổ sung nguồn cho nhau trong trường hợp một nguồn gặp sự cố. Chẳng hạn, khi nguồn sông Đà cần bảo trì, Công ty Nước sạch Hà Nội sẽ điều tiết nước từ các nhà máy Bắc Thăng Long hoặc Mai Dịch để hỗ trợ Viwaco.

Ngoài ra, các công ty cấp nước tại các huyện như Ba Vì, Sơn Tây, Mê Linh, Ứng Hòa, Mỹ Đức cũng được yêu cầu xây dựng phương án vận hành cụ thể theo đặc thù địa phương, bao gồm cả lắp đặt bể chứa bổ sung, sử dụng bơm tăng áp và cấp nước luân phiên.../.

 

Bích Ngọc 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline