Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 04:11
Thứ bảy, 18/12/2021 14:12
TMO - Theo Quyết định số 5180/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội về việc bổ sung có mục tiêu kinh phí hỗ trợ các huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, thủy sản áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2021, 7 huyện được hỗ trợ kinh phí gần 50 tỷ đồng.
Theo đó, UBND Thành phố bổ sung có mục tiêu kinh phí hỗ trợ 7 huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, thủy sản áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2021 với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng.
(Ảnh minh họa)
Cụ thể, huyện Ba Vì được bổ sung nhiều nhất với 15,29 tỷ đồng, huyện Phú Xuyên 11,959 tỷ đồng, Phúc Thọ 9,882 tỷ đồng, Thanh Oai 5,229 tỷ đồng, Mê Linh 2,502 tỷ đồng, Thanh Trì 2,25 tỷ đồng, Quốc Oai 1,822 tỷ đồng. Đây là kinh phí chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi gồm: Cá trắm, cá chép, cá rô phi đơn tính, giống bưởi, nhãn, chè… áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
UBND các huyện trên có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, thủy sản để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2021 trên địa bàn. Kiểm tra, rà soát, chịu trách nhiệm về đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ bảo đảm đúng quy định.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện Thành phố có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, có 109 mô hình trong lĩnh vực trồng trọt, 40 mô hình về chăn nuôi, 15 mô hình trong lĩnh vực thủy sản. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội tuy quy mô còn nhỏ, nhưng cho năng suất cao hơn phương thức sản xuất truyền thống 10%-12%, giá trị kinh tế gia tăng 25%-30%.
Mai Loan
Bình luận