Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Hà Nội: 10 quận đạt tiêu chuẩn vùng an toàn dịch bệnh dại động vật

Chủ nhật, 31/03/2024 19:03

TMO - Theo Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội, hiện thành phố có 10/12 quận được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh dại động vật.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội, thành phố có tổng đàn chó, mèo khoảng 440.000 con, đáng chú ý 10/12 quận gồm Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy được Cục Thú y cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh dại động vật đạt các tiêu chí khai báo, thống kê, tiêm phòng vacxin, an toàn sinh học, kiểm soát về vận chuyển…

Để phòng chống bệnh dại, thành phố Hà Nội đã thống kê, rà soát tổng đàn chó, mèo tại các quận, huyện để tổ chức tiêm phòng vaccine cũng như tập trung triển khai xây dựng Vùng an toàn dịch bệnh dại động vật tại các quận nội thành của Hà Nội. Qua đó đã góp phần rất lớn để kiểm soát, phòng ngừa hiệu quả bệnh dại lây từ động vật sang người. 

10/12 quận thuộc TP. Hà Nội đạt an toàn vùng bệnh dại (Ảnh minh hoạ). 

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 toàn bộ 12 quận nội thành sẽ đạt tiêu chuẩn vùng an toàn dịch bệnh với khoảng 50.000 con chó mèo. Tuy nhiên, tại các huyện với những tiêu chí cứng như tỷ lệ xích nhốt, chó mèo thả rông và số lượng quá lớn tới hơn 300.000 con sẽ khó đạt hơn. Năm 2023, thành phố đã tiêm phòng dại cho 399.399 lượt con chó mèo, đạt 101,2% kế hoạch. 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 27 trường hợp bệnh dại tử vong, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm 2023. 30/63 tỉnh thành, phố ghi nhận ca bệnh dại, cao nhất vào các tháng 3, 4 và 8. Miền Bắc có ca bệnh dại cao nhất (37,8%), tiếp đến là miền Nam và Tây Nguyên (24,4%), miền Trung (13,4%).

 

 

Nguyễn Điệp

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline