Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Hà Nam khuyến khích phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Thứ tư, 04/09/2024 07:09

TMO - Những năm qua, Hà Nam triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đóng trên địa bàn tỉnh đổi mới, phát triển sản xuất, qua đó nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp nông thôn trên địa bàn. 

Sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu là các sản phẩm có thế mạnh, mang nét đặc trưng của địa phương, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. Vì vậy, sau khi được công nhận, tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ để khuyến khích các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đầu tư, mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhằm phát hiện, tôn vinh những sản phẩm chất lượng, có giá trị cao và có tiềm năng phát triển sản xuất tại địa phương, tỉnh Hà Nam tỉnh triển khai chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Đến nay, qua 5 kỳ bình chọn, chương trình đã mang lại những hiệu quả thiết thực- không những thúc đẩy CNNT phát triển mà còn góp phần khôi phục, gìn giữ và phát triển một số ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Hà Nam đẩy mạnh công tác phát hiện, tôn vinh những sản phẩm chất lượng, có giá trị cao và có tiềm năng phát triển sản xuất tại địa phương. 

Việc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu có ý nghĩa tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Chương trình cũng tạo động lực cho các cơ sở CNNT phát huy lợi thế cạnh tranh nhằm tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng, mẫu mã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức rõ mục đích, tầm quan trọng của chương trình, những năm qua, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng, đáp ứng đủ điều kiện đăng ký tham gia bình chọn cấp khu vực, quốc gia. 

Cụ thể, giai đoạn 2014-2024, tỉnh Hà Nam có gần 150 sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu; trong đó, có 91 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, 17 sản phẩm được công nhận cấp khu vực, 3 sản phẩm được công nhận cấp quốc gia. Nhiều sản phẩm được công nhận do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh sản xuất như: làng nghề trống Đọi Tam, lụa Nha Xá (thị xã Duy Tiên); bánh đa nem làng Chều (Lý Nhân); thêu ren Thanh Hà (Thanh Liêm); cặp phao cứu sinh, gốm Quyết Thành (Kim Bảng)...

Trong những năm qua, tỉnh Hà Nam đã đồng hành cùng các cơ sở CNNT, tập trung, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu như: Hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn cách tiếp cận chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu các sản phẩm; thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm; kết nối sản phẩm vào hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ toàn quốc; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh; tư vấn, hỗ trợ cơ sở CNNT phát triển thương mại điện t ử, ứng dụng kinh tế số cho các sản phẩm CNNT tiêu biểu.

Trong đó, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Công thương về khuyến công và tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu. Trong đó, công tác hỗ trợ phát triển các sản phẩm CNNT tiêu biểu được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất; tổ chức các hội chợ hàng CNNT tiêu biểu; hỗ trợ xây dựng phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia;

Xây dựng các ấn phẩm xúc tiến thương mại về sản phẩm CNNT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; phối hợp xây dựng các phóng sự, chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm CNNT tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm CNNT tiêu biểu đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử… 

Với hoạt động khuyến công quốc gia năm 2023, Sở Công Thương tỉnh đã tổ chức hỗ trợ cho 15 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất hàng dệt may, cơ khí, chế biến thực phẩm với nguồn kinh phí hỗ trợ là 4,4 tỷ đồng; hỗ trợ 2 cơ sở CNNT về tư vấn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh với nguồn kinh phí 70 triệu đồng/2 cơ sở. 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương đã và đang tổ chức hỗ trợ cho 6 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất hàng dệt may với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1,8 tỷ đồng.

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. 

Bên cạnh đó, đối với hoạt động khuyến công địa phương năm 2023, Sở Công Thương đã hỗ trợ cho 4 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất dệt lụa; chế biến sữa; cơ khí; nông sản với tổng kinh phí 1 tỷ đồng; hỗ trợ cho 4 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất gốm; thức ăn chăn nuôi; cơ khí; nông sản với tổng kinh phí 999 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.

Việc khuyến khích các cơ sở công nghiệp mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất là rất cần thiết, vừa giúp thực hiện các chính sách của Nhà nước, vừa giúp cơ sở CNNT đẩy nhanh năng suất lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân lực, hoàn thành vượt mức kế hoạch giao hàng cho đối tác, từ đó gia tăng nguồn lợi nhuận đáng kể. Từ việc nâng cao năng lực sản xuất cho các cơ sở cũng làm tăng thêm uy tín, thương hiệu đối với thị trường, qua đó gia tăng được các đơn hàng có giá trị cao, tăng thu nhập cho lao động cũng như đẩy mạnh sự phát triển bền vững cho cơ sở CNNT, góp phần phát triển công nghiệp của tỉnh ổn định và bền vững. 

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục ưu tiên kinh phí từ nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ các cơ sở có sản phẩm CNNT tiêu biểu đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ; tích cực hỗ trợ các cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến giao thương. Cùng với đó, trung tâm sẽ tư vấn cho các cơ sở CNNT xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm;

Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm CNNT tiêu biểu thông qua việc kết nối giữa cơ sở sản xuất với các kênh tiêu thụ tại các hội nghị, hội chợ, hội thảo bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến; kết nối các tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích đưa sản phẩm CNNT tiêu biểu của tỉnh vào giới thiệu, bày bán…/. 

 

 

Lê Ân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline