Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 10:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Giải pháp xanh cho ngành chăn nuôi từ rong biển

Thứ ba, 08/02/2022 15:02

TMO - Các nhà khoa học Ireland đang thu thập rong biển làm thức ăn cho gia súc sau khi nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm khí methane.

Ireland là quốc gia phát thải methane bình quân trên đầu người lớn nhất châu Âu, trong đó chăn nuôi chiếm một lượng đáng kể. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm giải pháp và ngành công nghiệp rong biển rất phát triển của đất nước có thể là chìa khóa.

Các nghiên cứu trước đây của Mỹ và Australia đã chỉ ra một loại rong biển - được gọi là Asparagopsis - có thể khiến hệ thống tiêu hóa của gia súc thải ra ít khí methane hơn đáng kể, khi thêm một lượng nhỏ vào thức ăn. Tuy nhiên, sinh vật này không dễ trồng và khó mở rộng quy mô sản xuất ở Tây Bắc Âu.

Máy đo nồng độ methane trong hơi thở của gia súc. Ảnh: Reuters

Dự án mang tên SeaSolutions của Ireland nhằm tìm kiếm các loại rong biển bản địa dồi dào để thay thế, mặc dù các chuyên gia thừa nhận chúng khó có thể đạt được hiệu quả giảm khí thải lên tới hơn 80% như Asparagopsis. Cơ quan Phát triển Nông nghiệp và Thực phẩm Ireland, khoảng 20 loài rong biển, hầu hết từ ven bờ Đại Tây Dương lộng gió của Ireland, đã được thử nghiệm làm chất phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Tại một trang trại bên ngoài Hillsborough, phía tây nam Belfast, nhóm nghiên cứu sử dụng "phần thưởng" để dụ những con bò thò đầu vào một chiếc máy chạy bằng năng lượng mặt trời để đo mức khí methane trong hơi thở của chúng. Sau đó, họ kiểm tra thêm một lần nữa sau khi cho gia súc ăn thức ăn trộn với phụ gia rong biển.

Giải pháp mới đã nhận được sử hưởng ứng của nhiều nông dân và chính trị gia, những người nhấn mạnh rằng các mục tiêu nghiêm ngặt nhằm cắt giảm khí nhà kính không có nghĩa là phải giảm quy mô của ngành nông nghiệp.

Sau khi tăng trưởng hơn 10% trong 10 năm qua, Ireland hiện có khoảng 7,4 triệu gia súc và là một trong những nước xuất khẩu thịt bò và sữa lớn nhất châu Âu, nhưng đi cùng với đó là lượng phát thải khí methane khổng lồ.

Methane là loại khí nhà kính mạnh với khả năng "bẫy" nhiều bức xạ nhiệt trong bầu khí quyển hơn CO2, góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26, Ireland đã cam kết cắt giảm 30% lượng khí thải methane của họ vào năm 2030 so với năm 2020.

 

 

Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline