Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 03:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Giải pháp giúp Hungary ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ tư, 12/01/2022 11:01

TMO - Đất nước Hungary có hai con sông lớn chảy qua là sông Danube và Tisza, từ đó buộc quốc gia này phải đối diện với thiên tai như lũ lụt cũng như ô nhiễm nguồn nước. Thế nhưng, chính phủ Hungary đã có những chính sách cụ thể để thích ứng và chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.

Những năm gần đây, dòng sông Tisza đã bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải công nghiệp và rác thải của các nước phía thượng nguồn. Trước thực trạng trên, chính phủ Hungary đã công bố kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu

Giải pháp bảo vệ nguồn nước từ thượng nguồn các dòng sông được Hungary triển khai có hiệu quả. Ảnh: Sông Danube

Theo đó, quốc gia này đã triển khai kế hoạch  trồng 10 cây xanh mỗi khi có một em bé chào đời để chống và thích ứng với BĐKH. Dự kiến từ nay đến năm 2030, diện tích rừng của nước này sẽ tăng 27%. Từ cuối năm 2020, nhà chức trách Hungary đã tiến hành xóa bỏ các hố chôn rác thải trái phép và xử phạt những đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ bị cấm và thay thế sử dụng bằng các loại chai thủy tinh và kim loại.

Bên cạnh đó, Chính phủ Hungary sẽ hỗ trợ sản xuất và mua các loại xe chạy điện giá rẻ, đồng thời đặt mục tiêu trong năm nay tất cả các xe buýt mới trong hệ thống giao thông công cộng ở nước này sẽ hoàn toàn là xe chạy điện. Ngoài ra, một khoản tiền 32 tỷ forint (tương đương 103 triệu USD) đã, đang được Chính phủ chi ra để hỗ trợ chi phí của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi thành “doanh nghiệp xanh” trong vòng 2 năm tới. Mục tiêu đến năm 2030, khoảng 90% sản lượng điện ở nước này đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon, phần lớn từ nguồn năng lượng hạt nhân và mặt trời.

Ngoài ra, Hungary còn thực hiện nghiêm ngặt việc giám sát dòng chảy tại thượng nguồn các dòng sông, để có thể kiểm soát được mức độ ô nhiễm nếu có và nhanh chóng có phương án xử lý triệt để.

Đồng thời, quốc gia này còn kiên quyết thay tất cả xe máy và xe ô tô trong các thành phố lớn từ dùng xăng dầu sang điện hay khí Hydro với chính sách thuế hấp dẫn cho nhập khẩu hay sản xuất phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia ưu tiên phát triển năng lượng gió và mặt trời thay cho các nhà máy nhiệt điện, trồng cây xanh và bảo vệ rừng nhằm giảm khí carbon - nguyên nhân chính gây ra BĐKH.

 

 

Hoài Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline