Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 22:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Nile

Thứ bảy, 19/11/2022 04:11

TMO - Vùng châu thổ sông Nile là một tam giác xanh tươi và đông dân cư, trải dài ra biển phía Bắc Cairo và chiếm hơn 1/3 diện tích đất nông nghiệp của Ai Cập. Tuy nhiên, hàng chục nghìn nông dân Ai Cập đang phải thích nghi với tình trạng xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Nile.

Các chuyên gia và nông dân ở Ai Cập cho biết, độ mặn gia tăng ở vùng đồng bằng sông Nile có nhiều nguyên nhân, bao gồm việc khai thác nước ngầm quá mức và sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, tình trạng này đang trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu, vốn đã làm tăng mực nước biển và nhiệt độ ở Ai Cập, và là chủ đề của các cuộc đàm phán toàn cầu tại COP27 của Liên Hợp Quốc mà nước này tổ chức trong tuần này. Hội nghị thượng đỉnh COP27 ở Sharm el-Sheikh bao gồm các kế hoạch giúp 4 tỷ người sống ở các khu vực dễ bị tổn thương chống lại tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu, cùng với việc đặt ra các mục tiêu khó khăn hơn đối với ngăn chặn khí thải làm nóng hành tinh.

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến vùng châu thổ đồng bằng sông Nile 

Người dân đã tại khu vực này đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm đưa sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó,  nông dân ở phía Đông của vùng đồng bằng gần thành phố Zagazig, cho biết, việc lên luống giúp tiết kiệm phân bón và nước, đồng thời tăng gấp đôi năng suất cho vụ lúa mì của ông.  Những người khác phải vật lộn để xử lý và rửa đất trong khi họ thử nghiệm các loại cây trồng mới hoặc luân canh.  Lượng mưa bất thường và thiếu nước ngọt để tưới tiêu đã khiến việc canh tác trở nên khó khăn hơn.

Ai Cập, với dân số 104 triệu người, phụ thuộc nhiều vào lương thực nhập khẩu và là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Sản xuất nông nghiệp của Ai Cập chủ yếu giới hạn ở Thung lũng sông Nile, nơi có thể bị khan hiếm nước và chính quyền địa phương phải vật lộn để ngăn người dân xây dựng nhà cửa trên đất canh tác. Ai Cập là quốc gia dễ bị tổn thương thứ năm trước tác động của mực nước biển dâng cao, gây ra rủi ro về nông nghiệp và nước uống do ngập lụt, xói mòn và xâm nhập mặn, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố trong tháng 11 này cho biết.

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), sản lượng cây lương thực ở Ai Cập dự kiến ​​sẽ giảm hơn 10% vào năm 2050 do nhiệt độ cao hơn, căng thẳng về nguồn nước và độ mặn của nước tưới tang. Mực nước biển đã tăng 3,2 mm mỗi năm kể từ năm 2012 ở Ai Cập, đe dọa gây ra lũ lụt và xói mòn bờ biển phía Bắc của vùng châu thổ sông Nile, đẩy nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất và nước ngầm mà nông dân sử dụng để tưới tiêu. Nhiệt độ nóng hơn làm tăng tốc độ bay hơi, tiếp tục cô đặc muối.

Trong 30 năm qua, nhiệt độ ở Ai Cập đã tăng 0,4oC trong mỗi thập kỷ, theo dữ liệu từ Đơn vị Nghiên cứu Khí hậu của Đại học East Anglia. Dữ liệu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy, vùng Bắc Phi ấm lên 1,5oC vào giữa thế kỷ. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến 15% diện tích đất canh tác tốt nhất của vùng đồng bằng sông Nile, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), và vùng nhiễm mặn tiếp tục mở rộng về phía Nam.

 

 

Minh Vân 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline