Hotline: 0941068156

Thứ tư, 26/02/2025 00:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ tư, 26/02/2025

Gia tăng thiệt hại về con người, kinh tế, môi trường do biến đổi khí hậu

Thứ ba, 25/04/2023 04:04

TMO - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, trong bối cảnh lượng khí thải nhà kính gia tăng và biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân số trên toàn thế giới.

Báo cáo Tình trạng Khí hậu Toàn cầu mới nhất của WMO cho thấy 8 năm qua là 8 năm nóng nhất được ghi nhận, mực nước biển dâng và sự nóng lên của đại dương ở mức cao mới. Nồng độ khí nhà kính kỷ lục đã gây ra những thay đổi ở quy mô hành tinh trên đất liền, trong đại dương và trong bầu khí quyển. Tổng thư ký WMO, Giáo sư Petteri Taalas cho biết trong bối cảnh lượng khí thải nhà kính gia tăng và biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân số trên toàn thế giới.

Trong năm 2022, hạn hán liên tục ở Đông Phi, lượng mưa kỷ lục ở Pakistan và những đợt nắng nóng kỷ lục ở Trung Quốc và châu Âu đã ảnh hưởng đến hàng chục triệu người, dẫn đến mất an ninh lương thực, thúc đẩy di cư hàng loạt và gây thiệt hại hàng tỷ USD. Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 2015 đến năm 2022 được ghi nhận là các giá trị cao nhất kỷ lục xét trên toàn chuỗi số liệu từ năm 1850. Điều này xảy ra bất chấp ba năm liên tiếp duy trì khí hậu La Nina mát mẻ.

Hạn hán liên tục ở Đông Phi đã ảnh hưởng đến hàng chục triệu người, dẫn đến mất an ninh lương thực, thúc đẩy di cư hàng loạt và gây thiệt hại hàng tỷ USD. 

Ngoài ra, nồng độ của ba loại khí nhà kính chính, giữ nhiệt trong khí quyển - carbon dioxide, metan và nitơ oxit - đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021, đây là năm gần đây nhất có dữ liệu tổng hợp và có dấu hiệu cho thấy tiếp tục tăng vào năm 2022. Theo báo cáo, sự tan chảy của sông băng và mực nước biển dâng - một lần nữa đạt mức kỷ lục vào năm 2022 - sẽ tiếp tục kéo dài tới hàng nghìn năm nữa. Băng biển ở Nam Cực đã giảm xuống mức thấp nhất được ghi nhận và sự tan chảy của một số sông băng ở châu Âu nằm ngoài bảng xếp hạng.

Năm năm hạn hán liên tiếp ở Đông Phi, cùng với các yếu tố khác như xung đột vũ trang đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng cho 20 triệu người trên khắp khu vực. Bên cạnh đó, lũ lụt trên diện rộng ở Pakistan do mưa lớn vào tháng 7 và tháng 8 năm ngoái đã khiến hơn 1.700 người thiệt mạng và 33 triệu người bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại và tổn thất kinh tế lên đến 30 tỷ USD và đến tháng 10/2022, khoảng 8 triệu người đã phải di dời trong nước do lũ lụt.

Tác động của biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự thay đổi  trong các sự kiện định kỳ trong tự nhiên, như khi cây nở hoa hoặc chim di cư. Hoa anh đào nở ở Nhật Bản đã được theo dõi từ thế kỷ thứ chín và vào năm 2021, ngày diễn ra sự kiện này được ghi nhận sớm nhất trong 1.200 năm. WMO cho rằng thời gian hơn 100 loài chim di cư ở châu Âu vào mùa xuân trong hơn 5 thập kỷ cho thấy mức độ không trùng khớp ngày càng tăng đối với các sự kiện mùa xuân khác, chẳng hạn như thời điểm cây cối ra lá và côn trùng cất cánh, những điều quan trọng đối với sự sống còn của loài chim. Trước những mối đe dọa đáng lo ngại trên, WMO chỉ rõ tầm quan trọng của việc đầu tư vào hệ thống giám sát khí hậu và cảnh báo sớm để giúp giảm thiểu tác động của thời tiết khắc nghiệt.

Tổng thư ký WMO, ông Taalas cho biết khoảng 100 quốc gia hiện không có các dịch vụ thời tiết đầy đủ và Sáng kiến cảnh báo sớm cho tất cả mọi người của Liên Hợp Quốc nhằm lấp đầy khoảng trống năng lực hiện có để đảm bảo rằng mọi người trên trái đất được tiếp cận với các dịch vụ cảnh báo sớm. 

 

 

Hà Thu 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline