Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Gia tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh

Thứ năm, 22/09/2022 13:09

TMO - Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực mang lại nhiều triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường Anh.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 2,23 nghìn tấn, trị giá 4,75 triệu USD, tăng 21,6% về lượng và tăng 18% về trị giá so với tháng 7/2022. Tính chung 8 tháng của năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt mức 2.125 USD/tấn, giảm 3% so với tháng 7/2022, nhưng tăng 11,1% so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng của năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Anh đạt mức 2.038 USD/tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 3 chủng loại cà phê sang Anh gồm: cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang Anh đạt trên 31 nghìn tấn, trị giá 61 triệu USD, tăng 80,7% về lượng và tăng 117,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu cà phê Arabica đạt 162 tấn, trị giá 701 nghìn USD, tăng 1.295,9% về lượng và tăng 1.199% về trị giá; xuất khẩu cà phê chế biến đạt 4,16 triệu USD, tăng 12,3%.

Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) nhập khẩu cà phê của Anh từ Việt Nam trong 6 đầu năm 2022 đạt 40,66 nghìn tấn, trị giá 90,75 triệu USD, tăng 147,9% về lượng và tăng 212,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh tăng mạnh từ 16,33% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 29,92% trong 6 tháng đầu năm 2022.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực được các doanh nghiệp tận dụng FTA trong gia tăng xuất khẩu 

Cà phê là một trong 13 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân. Trung tâm Thương mại quốc tế cho biết năm 2021, tổng nhập khẩu cà phê từ thị trường thế giới vào Vương quốc Anh đạt 203,38 nghìn tấn, trị giá 945,56 triệu USD. Giá nhập khẩu bình quân cà phê vào Anh đạt mức 4.649 USD/tấn, tăng 7,5% so với năm 2020.

Thương vụ Việt Nam tại Anh cho biết, người tiêu dùng Anh ưa chuộng cà phê hòa tan hơn so với các nước châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, doanh số bán cà phê xay và cà phê đặc sản đang tăng lên. Đặc biệt cà phê được chứng nhận về chất lượng hoặc chứng nhận về môi trường, lao động… rất quan trọng đối với người tiêu dùng tại thị trường này. 

Về bao bì, người Anh có thói quen đọc thông tin trên bao bì rất kỹ để xác định xem sản phẩm có thành phần gây dị ứng hay không, nên được pha chế như thế nào, có đạt các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) hay không. Các nhà phân phối sẽ hoan nghênh sản phẩm vừa phù hợp thị hiếu tiêu dùng vừa có bao bì đẹp.

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường Anh có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước. Để xuất khẩu cà phê sang Anh ổn định, ngành cà phê Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này. Bên cạnh đó, sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Anh.

Để tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định UKVFTA, doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường Anh, chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các tập đoàn phân phối lớn. Đặc biệt, doanh nghiệp cần nắm bắt công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển; sử dụng tốt chính sách tín dụng ưu đãi và dịch vụ đánh giá, xác minh tín nhiệm của khách hàng của các ngân hàng Anh.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường Anh, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.

Hiện nay, cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, với thị phần 14,2%. Tổng cục Hải quan cho biết Việt Nam đã xuất khẩu hơn 112 nghìn tấn cà phê trị giá 266 triệu USD trong tháng 8, tăng 13% về giá trị. Tính tổng trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam đã mang về 2,8 tỷ USD từ xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, tăng lần lượt 40% về giá trị và 11% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Cà phê là một trong sáu mặt hàng thu về tiền tệ chính với doanh thu hàng năm trên 3 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các thị trường chính của Việt Nam là Châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản và Anh. Ở châu Âu, Việt Nam là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai với thị phần 16,1%, sau Brazil với 22,2%. 

 

 

Minh Thu 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline