Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 14:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ tư, 14/05/2025

Giá sắn xuống thấp, người dân thua lỗ

Thứ tư, 14/05/2025 06:05

TMO - Tại huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), giá sắn tươi đang giảm mạnh chỉ còn từ 1.400 đồng/kg khiến nhiều hộ trồng sắn rơi vào cảnh thua lỗ. Chi phí sản xuất tăng cao trong khi đầu ra bấp bênh khiến người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ trồng sắn trên diện tích lớn.

Sắn là cây trồng có nhiều lợi thế đối với khí hậu, thổ nhưỡng tại huyện Hàm Tân, tuy nhiên hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Bên cạnh việc suy thoái đất canh tác, vấn đề sâu, bệnh hại như chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp bột hồng, thối củ, bệnh khảm lá do virus đang diễn ra khá nghiêm trọng, thì thời gian gần đây, việc giá sắn sụt giảm, liên tục xuống thấp gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Đầu ra không ổn định, không có người thu mua khiến kinh tế của người dân không được đảm bảo. Theo chia sẻ của nhiều nông dân trồng sắn ở Hàm Tân, ngay từ vụ thu hoạch sắn tháng 1, tháng 2 đầu năm nay giá chỉ 1.400 đồng/kg tươi, đến cuối vụ thu vào 2 tháng 3, 4, giá chỉ nhích lên được 1.600 đồng/kg tươi.

Giá thu mua này chỉ gần bằng một nửa so với vụ thu hoạch sắn năm ngoái (2.400 - 2.900 đồng/kg). Người có đất trồng sắn thâm canh chỉ còn hòa vốn, còn người thuê đất trồng cây hàng năm thua lỗ. Một người dân xã Tân Thắng thuê đất sản xuất ở thôn Cô Kiều, cho biết, với 10 ha đất trong khu vực sản xuất hoa màu ở địa phương, với giá thuê khoảng 8 triệu đồng/ha/vụ, cộng với phân thuốc chăm bón giá ngày càng cao, thuê nhân công thu hoạch sắn, tổng cộng gần 20 triệu đồng/ha.

Trong khi, cây sắn chịu ảnh hưởng nắng hạn kéo dài nhiều tháng qua, năng suất trung bình 10 tấn/ha. Với giá sắn xuống thấp, mỗi ha bán tại rẫy chỉ thu được 16 triệu đồng; tính ra thua lỗ gần 4 triệu đồng/ha. Với diện tích thuê 10 ha coi như lỗ gần 40 triệu đồng.

 Một số hộ khác thuê đất trồng sắn khu vực này đều chịu thua lỗ khi bán cho thương lái tại rẫy không đủ bù tiền thuê đất. Giá sắn xuống thấp, những người dân xã Tân Thắng có đất thâm canh cây hàng năm cũng chung hoàn cảnh.

Phần đông nông dân Sơn Mỹ nhiều năm nay chọn giống sắn KM419 (còn gọi sắn cút) khả năng kháng bệnh tốt hơn, ít bị ảnh hưởng hơn để gieo trồng hàng năm. Tuy nhiên, thời tiết nắng hạn kéo dài trên vùng đất thâm canh cây sắn, năng suất cây trồng hàng năm này đã giảm.

Người dân trồng sắn ở thôn 1cho hay,  năm trước trồng 5 ha sắn, vụ mùa qua chỉ xuống giống 2 ha giống KM419, 3 ha trồng keo. Mặc dù chăm sóc kỹ nhưng mùa rồi nắng hạn quá, cây sắn không phát triển tốt như các năm trước. Năng suất chỉ còn hơn 10 tấn/ha. So với các năm trước cũng giống này năng suất 15 - 20 tấn/ha.

Người dân cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trong điều kiện giá sắn liên tục sụt giảm như hiện nay. (Ảnh: DV). 

Giá sắn tươi năm nay giảm sâu, còn trung bình 1.500 – 1.600 đồng/kg. Tính ra 2 ha thu hơn 32 triệu đồng. Trừ tiền phân thuốc một nửa, chẳng còn được bao nhiêu. Bởi giá sắn có xu hướng giảm trong vài năm gần đây, khá nhiều hộ trồng sắn ở các xã trong huyện đã chuyển sang trồng cây keo giâm hom, keo lá tràm có lợi kinh tế hơn.

Như ở xã Sơn Mỹ, đến cuối quý I vừa qua, toàn xã thu hoạch trên 1.000 tấn sắn tươi với giống chủ yếu KM419, bình quân hơn 10 tấn/ha; sản lượng sắn giảm mạnh so thu hoạch nhiều năm về trước. Có thể thấy rằng, năng suất, sản lượng cây sắn trồng hàng năm ở huyện Hàm Tân không bằng các năm trước, đi cùng giá giảm sâu, gây nhiều khó khăn cho người dân.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp & Môi trường Hàm Tân cho hay, bên cạnh việc thời tiết không thuận lợi, nhiều bà con thâm canh cây sắn trên đất thịt, đất cát bạc màu, năng suất sắn giảm trong vụ thu hoạch vừa qua, cùng với lượng tinh bột giảm, kéo theo giá giảm, khi thị trường không còn tiêu thụ mạnh như trước đây.

Sắn tươi trong nước xuất qua thị trường Trung Quốc đã giảm mạnh nhiều tháng qua. Bà con nông dân trong huyện cần luân canh cây trồng trên đồng đất trồng sắn lâu năm, giảm sâu bệnh, cây hoa màu hàng năm sẽ đạt hiệu quả hơn.

Nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân Hàm Tân phần lớn là nhờ cây sắn do sắn dễ trồng, vốn đầu tư ít, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Từ năm 1996-1997, cây sắn cao sản được nông dân Bình Thuận, đặc biệt là nông dân Hàm Tân quan tâm mở rộng diện tích theo tỷ lệ giá sắn tăng, diện tích tăng.

Đặc biệt hơn Hàm Tân là vùng màu, có nhiều điều kiện để thích ứng nhanh, hiệu quả với việc chọn cây trồng mới, mặt khác yếu tố có tính chất quyết định là khí hậu, thời tiết khá thuận lợi, lượng mưa bình quân hằng năm rất phù hợp cho cây sắn sinh trưởng, phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, nông dân đang lao đao vì giá sắn quá thấp, thu hoạch không đủ trả tiền công, phân bón... Từ đó,  sản xuất cây sắn cần có những giải pháp và hướng đi thật đúng đắn.

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra với người trồng sắn, do giá cả không ổn định, nông dân nên trồng xen canh 2 đến 3 loại cây khác nhau cùng với sắn để từng bước ổn định tích lũy, hoặc có thể trồng cây lâu năm hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn so với trồng sắn như hiện nay. Bên cạnh đó, chính quyền cần có hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân trong quá trình canh tác, chăm sóc sắn, hạn chế dịch bệnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương để mang lại nguồn thu ổn định hơn cho người dân.

 

 

Thu Dương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline