Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 02:07

Tin nóng

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Thứ tư, 16/07/2025

Gia Lai: Nguy cơ mất trắng hàng trăm ha lúa do khô hạn

Thứ ba, 11/03/2025 14:03

TMO - Tỉnh Gia Lai chỉ mới bước vào đầu mùa khô nhưng tình trạng thiếu nước tưới ở nhiều địa phương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Điển hình như tại xã A Dơk, huyện Đăk Đoa, hàng trăm ha lúa nước đang có nguy cơ mất trắng do khô hạn.

Theo báo cáo của UBND xã A Dơk, vụ Đông Xuân 2024 - 2025, toàn xã gieo trồng 120ha lúa nước, trong đó có khoảng 46ha tại cánh đồng Đăk Kút đã rơi vào tình trạng bị khô hạn nặng, ước thiệt hại từ 70% đến mất trắng. Nguyên nhân là do nơi đây không có ao, hồ dự trữ nước, cây trồng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên.

Kênh mương thủy lợi chạy ngang qua cánh đồng xã A Dơk cũng bị khô hạn. Ảnh: TA. 

Ra thăm ruộng lúa hơn 3 sào của gia đình, ông Mluih (làng Bi Ă, xã A Dơk) chia sẻ: Mùa vụ này năm ngoái, nguồn nước tưới vẫn đảm bảo, gia đình thu hoạch lúa bình thường. Năm nay, các ruộng lúa cạn sạch nước khiến người dân không kịp trở tay. Ông Mluih cho biết, hiện gia đình không có giải pháp nào cả, chỉ mong mưa sớm để có nước cứu ruộng lúa. Trong trường hợp không có mưa, ruộng lúa xem như mất trắng, đem về cho bò ăn. 

Trước Tết âm lịch, gia đình anh Gring ở làng Bya xã A Dơk (huyện Đăk Đoa) huy động nhân công cày 6 sào ruộng lúa nước để giao sạ với tổng chi phí gần 15 triệu đồng bao gồm cả lúa giống. Nhưng đến bây giờ ruộng cạn, lúa khô héo. Anh Gring cho biết: Bông nào bông đấy lép hết, hạt lúa không ra sữa nổi. Vài hôm nữa mà không có nước, có mưa thì 6 sào ruộng của gia đình cho người ta cắt về cho bò ăn... 

Không cần chờ đến vài hôm nữa, anh Yiu tại làng Đăk Kong, xã A Dơk đã đưa máy cắt cỏ ra cắt lúa về cho bò ăn. Năm nay nước không có, lúa không trổ bông được. Hai sào lúa vợ chồng anh dồn sức chăm gần 3 tháng, giờ coi như mất trắng. Vì cũng chẳng còn cách nào cứu vãn nên chỉ cắt đem về cho bò ăn thay thế cho cỏ, chứ để đây cũng chết khô rồi lại phải xử lý cây rạ. 

Khô hạn khiến nhiều diện tích lúa mất trắng, người dân đành cắt về cho bò ăn. Ảnh: TA. 

Trước tình hình nhiều diện tích lúa có nguy cơ mất trắng, UBND xã A Dơk đã tiến hành rà soát, thống kê cụ thể diện tích bị ảnh hưởng, đồng thời tìm kiếm giải pháp khắc phục nhằm giúp nông dân giảm thiểu thiệt hại do khô hạn gây ra. Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân tận dụng nguồn nước ở các giếng khoan, giếng đào để cứu những diện tích lúa còn sống, có thể trổ bông. Mặt khác, xã cũng khuyến khích người dân chuyển đổi những diện tích lúa khô hạn sang trồng những loại cây ngắn ngày khác để ổn định thu nhập.

Theo lãnh đạo UBND xã A Dơk: Để giải quyết triệt để tình trạng khô hạn trên cánh đồng, không phải phụ thuộc vào nước trời, giải pháp lâu dài cần phải xây dựng hệ thống thủy lợi. Chính vì vậy, xã rất cần được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi không chỉ phục vụ nước tưới cho người dân trên địa bàn mà còn cả các vùng lân cận

Tại huyện Đăk Đoa, tình hình hạn ahsn đang ảnh hưởng đến nhiều diện tích cây trồng của huyện này dù mới bắt đầu mùa khô.Vụ Đông Xuân năm nay trên địa bàn huyện có khoảng 2.000 ha lúa nước. Tuy nhiên, thời tiết năm nay diễn biến bất thường, nắng gắt kéo dài, khiến tại một số xã bắt đầu có hiện tượng lúa bị chết khô do không có nước tưới vì trên địa bàn không có ao, hồ dự trữ nước.

Đa số diện tích lúa bị hạn ở huyện là của người dân đồng bào dân tộc thiểu số, có nguy cơ gây thiếu đói ở nhiều hộ gia đình khi lúa bị mất trắng nếu không có mưa. Hiện tượng thiếu nước tưới cục bộ tại một số khu vực cũng ảnh hưởng đến cây cà phê. Người dân đang chủ động bơm chuyển nguồn nước từ các sông, suối về dự trữ tại các ao, hồ chứa nước để bơm tưới.

Tại một số địa phương khác ở tỉnh Gia Lai cũng đang có nguy cơ thiếu nước tưới. Hiện hàng trăm nghìn ha lúa, cây ăn quả, cà phê… rất cần nước tưới. Dự báo trong thời gian 15 - 20 ngày đến, nếu thời tiết không mưa sẽ xảy ra tình trạng hạn hán trên diện rộng, gây thiệt hại lớn. Hạn hán luôn là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp, việc đầu tư hệ thống thủy lợi và điều chỉnh cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất sẽ là những yếu tố quan trọng giúp người dân ứng phó với điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt./. 

 

Lê Tiến

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline