Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Gia Lai chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng tới giảm nghèo bền vững

Thứ hai, 29/07/2024 14:07

TMO - Theo đánh giá của UBND tỉnh Gia Lai, các mô hình, đối tượng cây trồng chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp từ 2 đến 5 lần so với trước khi thực hiện chuyển đổi.

Những năm gần đây, tình trạng hạn hán, thiên tai đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai. Nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu kém đã bị thiệt hại do hạn hán, mưa đá, lốc xoáy; năng suất và chất lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Để thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tỉnh Gia Lai tăng cường thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh Gia Lai gieo trồng được 81.289,2 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2023-2024, vượt 2,3% kế hoạch và tăng 405% so với kỳ, hiện nông dân các địa phương đang tập trung xuống giống cây trồng vụ mùa 2024. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi được 5.458,16 ha cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong đó, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả khoảng 1.923 ha và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích khác khoảng 3.534,8 ha.

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 255.668,4 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... có 227 mã số vùng trồng với tổng diện tích 9.668,7 ha và 38 mã cơ sở đóng gói với tổng công suất đóng gói khoảng 1.500 - 1.700 tấn quả tươi/ngày phục vụ xuất khẩu sang thị trường các nước: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ….

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai cho biết, trong giai đoạn 2016-2022, các địa phương trong toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích 41.582,25ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. việc chuyển đổi được thực hiện dựa trên các khảo sát, đánh giá khách quan trong một thời gian dài về việc tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất, chất lượng của từng loại cây trồng. Theo đánh giá của UBND tỉnh Gia Lai, các mô hình, đối tượng cây trồng chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp từ 2 đến 5 lần so với trước khi thực hiện chuyển đổi.

Mô hình  chuyển đổi diện tích đất lúa thường xuyên bị hạn sang trồng rau, màu ở xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) mang lại hiệu quả cao. Ảnh: LN. 

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, huyện Mang Yang đã triển khai kế hoạch chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây giá trị kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại xã Đăk Djrăng, những năm gần đây nhiều nông dân trên địa bàn xã đã chủ động chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả, thường xuyên bị hạn sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: mắc ca, sầu riêng, chanh dây, cây ăn quả. Còn tại xã Kon Chiêng, từ năm 2023 đến nay người dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi một phần diện tích mì năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng cây hoa hòe.

Giai đoạn 2023-2025, toàn huyện Mang Yang chuyển đổi khoảng 1.307,6 ha cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn chăn nuôi và cây trồng khác. Trong đó, tập trung chuyển đổi khoảng 120 ha đất lúa kém hiệu quả, 847 ha đất trồng mì, 13,8 ha đất trồng điều và 326,8 ha đất trồng cao su.

Phòng NN&PTNT huyện Mang Yang cũng đang phối hợp với một đơn vị tổ chức lấy mẫu đất ở các xã, thị trấn phân tích điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với từng loại cây trồng để định hướng người dân sản xuất theo hướng chuyên canh tập trung hàng hóa, gắn chế biến tiêu thụ để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất. 

Xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nâng cao năng suất và giá trị. Hình thành, phát triển các vùng sản xuất, xuất khẩu cây ăn quả tập trung tại các xã: Đak Ta Ley, Đăk Yă, Lơ Pang, Kon Thụp, Kon Chiêng và vùng sản xuất cây dược liệu ở các xã: Đak Jơ Ta, Hra, Lơ Pang, Kon Thụp, Đê Ar, Đăk Trôi, Kon Chiêng.

Còn tại huyện Kbang, nhận thấy canh tác mía cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, nhiều người dân trên địa bàn xã Đak Hlơ đã chuyển dần một phần diện tích sang trồng các loại cây trồng khác. Ban đầu, trồng 1 sào ớt, thu nhập bình quân mỗi vụ (3 đợt) được hơn 3 tấn quả. Với giá bình quân 18-20.000 đồng/kg, người dân thu lãi 40-45 triệu đồng. Còn tại xã Tơ Tung, từ năm 2018 đến nay, một số hộ dân đã chuyển đổi một phần diện tích trồng mía kém hiệu quả sang trồng thử nghiệm cây củ nén (hành tăm) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với giá thu mua từ 100.000 đồng đến 110.000 đồng/kg thì mỗi sào nén, người dân thu nhập khoảng 45 triệu đồng chỉ sau 6 tháng trồng và chăm sóc.

Phòng NN&PTNT huyện Kbang cho biết, theo kế hoạch đến năm 2025, huyện phấn đấu chuyển đổi khoảng 2.917 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển sản xuất rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác. Mục tiêu hướng đến là giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 150-200 triệu đồng/ha đất thực hiện chuyển đổi; đồng thời, hình thành ít nhất 1 cơ sở sản xuất giống cây trồng đáp ứng đủ nhu cầu cây giống tốt phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất của người dân trên địa bàn. Riêng giai đoạn 2026-2030, huyện phấn đấu chuyển đổi khoảng 875 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển sản xuất rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác.

Các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất. Ảnh: MN. 

Theo Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Gia Lai sẽ quyết tâm giảm dần tỷ lệ hộ nghèo trên 1% mỗi năm. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Gia Lai là nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất; nâng cao thu nhập; tạo thêm việc làm... 

Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Gia Lai phấn đấu thực hiện chuyển đổi khoảng 58.560 ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo... Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất thực hiện chuyển đổi đạt khoảng 150-200 triệu đồng. Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu thực hiện chuyển đổi khoảng 17.000ha cây trồng kém hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất thực hiện chuyển đổi đạt khoảng 250 triệu đồng. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, hiện nay, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được đưa vào sản xuất, thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả. Trong đó, các loại cây trồng thuộc nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, chanh dây, cây dược liệu… đã phát huy giá trị kinh tế, góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm tỉnh Gia Lai.

UBND tỉnh Gia Lai cho biết, việc thực hiện Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngoài hiệu quả kinh tế thì còn hướng tới hiệu quả xã hội, đó là góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm ngành nghề và việc làm mới, tạo sinh kế bền vững cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời, tạo diện mạo và bản sắc mới cho nông thôn Gia Lai với các cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Trước mắt, hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang góp phần thực hiện chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo năm 2024 của tỉnh Gia Lai: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) 6,11%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số 3%, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đối với huyện nghèo Kông Chro giảm 5,5%.../.

 

 

Lê An 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline