Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 08:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Gạo Việt Nam mở rộng xuất khẩu tại nhiều thị trường

Chủ nhật, 31/07/2022 06:07

TMO - Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam áp đảo gạo Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan... Dự báo trong thời gian tới, giá gạo có thể sẽ tiếp tục tăng, cùng với những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do tạo ra nhiều cơ hội trong mở rộng xuất khẩu tại nhiều thị trường. 

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Pakistan đang có nhiều phiên giảm sâu. Trong tuần này, giá gạo của những nước này đã tụt xuống khỏi ngưỡng 400 USD/tấn đối với cả 3 loại gạo 5%, 25% và 100% tấm. Trong khi đó, giá gạo của Việt Nam ổn định và đang ở mức cao nhất trong nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay.

Cụ thể, ngày 30/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang giao dịch ở mức 413 USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan 15 USD/tấn, hơn gạo Ấn Độ 70 USD/tấn, hơn gạo Pakistan 45 USD/tấn. Còn với gạo 25% tấm, gạo của Việt Nam ở mức 393 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Thái Lan 4 USD/tấn, hơn gạo cùng loại Ấn Độ 65 USD/tấn và hơn gạo Pakistan 43 USD/tấn.

Bên cạnh đó, với gạo 100% tấm, gạo của Việt Nam ở mức 383 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan lần lượt 11 USD/tấn, 55 USD/tấn và 35 USD/tấn.

Gạo Việt có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo đột phá tại các thị trường mới. Ảnh: Công Hân 

Theo Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức 3,5 triệu tấn (tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước), đạt khoảng 1,72 tỷ USD. Tính chung 6 tháng đầu năm, gạo là một trong 29 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong đó, Philippines tiếp tục là thị trường dẫn đầu, chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Thời gian qua, gạo Việt liên tục mở rộng sang các thị trường mới, cao cấp như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc. Trong đó, dòng gạo thơm, gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25, Jasmine… đã được xuất khẩu tại một số thị trường lớn như EU, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường EU sẽ đạt tối thiểu 60.000 tấn, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống như Đức, Italy, Ba Lan…

Việt Nam đang được hưởng lợi xuất khẩu gạo từ các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khi tăng xuất khẩu vào thị trường Australia và Singapore.

Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam-EU (EVFTA) cho phép Việt Nam được miễn thuế với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm; trong đó, 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm; đồng thời, tự do hoàn toàn đối với gạo tấm.

Trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc xuất khẩu gạo của Việt Nam được hỗ trợ thông qua đẩy mạnh thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu đạt quy chuẩn xuất khẩu, được cấp mã số vùng trồng và gắn với doanh nghiệp tiêu thụ, như 50.000ha lúa tại An Giang và Kiên Giang. Dự kiến, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 đạt từ 6,3-6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000-200.000 tấn so với năm trước.

Theo các chuyên gia tại VFA nhu cầu thị trường gạo Việt trong những tháng cuối năm vẫn tăng cao. Do đó, giá xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vững ở mức cao, thậm chí có thể còn tăng. Nguyên nhân được xác định là Việt Nam đang được hưởng lợi xuất khẩu gạo từ Hiệp định thương mại tự so như CPTPP, EVFTA. Ngoài ra, căng thẳng Nga-Ukraine khiến nhiều nước tăng nhập khẩu gạo thay thế lúa mỳ cũng là cơ hội lớn cho gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn cần theo dõi thông tin biến động của thị trường tại Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ… để có chiến lược phù hợp. Ngoài ra, tại một số thị trường khác thuộc Liên minh châu Âu, dù hiện nay lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều nhưng lại có yêu cầu rất cao về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới uy tín chung của gạo Việt tại những quốc gia này.

 

 

Hạnh Nguyễn 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline