Hotline: 0941068156

Thứ tư, 07/06/2023 02:06

Tin nóng

Phát hiện 8.350 vụ vi phạm về môi trường trong 5 tháng đầu năm

Nhiều trạm quan trắc không khí “lười” nảy số?

Chi gần 210 tỷ đồng nạo vét các tuyến đường thủy trọng điểm

Cần quyết liệt hơn trong “phân loại rác tại nguồn”

“Kinh tế xanh”: Ngành thủy sản cần làm gì để giảm lượng rác thải đổ ra biển?

Đảm bảo an ninh môi trường vì các thế hệ người Việt

Buýt điện đầu tiên chính thức lăn bánh

Công bố báo cáo về hiện trạng bụi PM2.5 của 63 tỉnh/thành năm 2019-2020

Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Đầu tư 21 cụm cảng thủy hàng hóa tại các tỉnh phía Nam

Định hướng phát triển kinh tế biển xanh

Trẻ em cần được tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, biến đối khí hậu

Cần giải pháp để người dân thích ứng an toàn với thiên tai

Kiểm soát các nguồn khí thải công nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Bảo vệ tài nguyên nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chưa 'khai tử' xe thô sơ, ba bánh

Đến năm 2030 sẽ không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam

Thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và xây dựng văn hoá môi trường hướng tới phát triển bền vững đất nước

Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước

Thứ tư, 07/06/2023

EU thông qua luật cấm các sản phẩm có liên quan hoạt động phá rừng

Thứ năm, 18/05/2023 07:05

TMO - 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua luật mới nhằm góp phần giảm bớt tình trạng phá rừng trên toàn cầu.

Theo luật mới, các công ty kinh doanh dầu cọ, thịt gia súc, gỗ, cà phê, cacao, cao su, đậu nành, và các sản phẩm phái sinh như chocolate, giấy in, sẽ cần chứng minh hàng hóa mà họ bán tại EU không liên quan đến hoạt động phá rừng ở bất kỳ đâu trên thế giới từ sau năm 2021. Luật này cũng quy định các công ty phải chứng minh những hàng hóa mà họ nhập khẩu có tuân thủ các quy tắc tại quốc gia xuất xứ, trong đó tính đến cả vấn đề bảo vệ người dân bản địa.

Theo quy định mới, cà phê, cao su, cacao... trồng tại vùng đất có rừng bị phá hoặc suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường EU. 

Trước đó, ngày 19/4, Nghị viện châu Âu đã thông qua đạo luật cấm nhập khẩu các sản phẩm cà phê, thịt bò, đậu nành và một số mặt hàng khác vào Liên minh châu Âu (EU) nếu chúng có liên quan đến hoạt động phá rừng trên khắp thế giới. Các quy tắc mới này nhằm loại bỏ nạn phá rừng khỏi chuỗi cung ứng của một loạt mặt hàng hằng ngày được bán ở châu Âu. Lệnh cấm sẽ áp dụng cho đậu nành, thịt bò, dầu cọ, gỗ, cacao, cà phê, cao su, than củi và các sản phẩm phái sinh bao gồm da thuộc, sô-cô-la và đồ nội thất.

Luật mới được các nước EU thông qua, khi đó các công ty lớn sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy định trong đạo luật, còn các công ty nhỏ hơn sẽ có 24 tháng. Các trường hợp không tuân thủ có thể đối diện mức phạt lên tới 4% doanh thu tại một quốc gia thành viên EU. Thông tin từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc  (FAO) cho hay từ năm 1990-2020, có tới 420 triệu ha (lớn hơn diện tích EU) đã được chuyển đổi từ đất rừng sang mục đích nông nghiệp. Mức tiêu thụ (các sản phẩm liên quan) của EU chiếm khoảng 10% lượng rừng bị phá trên toàn cầu, trong đó, dầu cọ và đậu nành chiếm 2/3 số này.

 

 

Minh Vân

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline