Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/01/2025 14:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/01/2025

EU siết chặt kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu

Chủ nhật, 29/12/2024 04:12

TMO - Liên minh châu Âu (EU)  và Uỷ  ban châu Âu (EC) đã ban hành quy định mới về các biện pháp kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu. Đáng chú ý, những điều chỉnh này liên quan trực tiếp đến một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam.

Cụ thể, theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành quy định mới về kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu, với những điều chỉnh đáng chú ý liên quan một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, dự kiến sẽ có hiệu lực từ đầu năm sau. Theo đó, ngày 18/12 vừa qua, EC đã ban hành Quy định số 2024/3153 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các thị trường bên ngoài vào Liên minh châu Âu (EU) theo quy định 2019/1793 và đưa ra quyết định đối với một số nông sản, thực phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam.

EC quyết định tăng tần suất kiểm tra đối với mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20%, đồng thời giữ nguyên quy định kiểm tra tại phụ lục I. Quyết định này được đưa ra do tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam vẫn ở mức cao trong thời gian qua. Đối với các mặt hàng thanh long, đậu bắp và ớt, EU duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới lần lượt ở mức 30% đối với thanh long và 50% với đậu bắp và ớt.

EC quyết định tăng tần suất kiểm tra đối với mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20%. (Ảnh minh hoạ). 

Đồng thời, yêu cầu các lô hàng này phải kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại phụ lục II). Lý do là các lô hàng xuất khẩu thuộc các nhóm sản phẩm này vẫn bị cảnh báo vi phạm quy định về mức dư lượng tối đa (MRL), do đó EU vẫn duy trì áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra như lần thông báo trước. Quy định này có hiệu lực từ ngày 8/1/2025

Đây là tín hiệu cho thấy EU đang siết chặt các biện pháp kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng nông sản từ các nước ngoài EU, trong đó có Việt Nam. Để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tránh các rủi ro bị trả lại hàng hoặc chịu chi phí kiểm tra cao. Các cơ quan chức năng và ngành hàng trong nước cũng cần tăng cường phối hợp, nâng cao năng lực giám sát chuỗi cung ứng và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, khi tham gia công ước bảo vệ thực vật quốc tế, Việt Nam phải áp dụng quản lý kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với thị trường EU, tất cả các lô hàng phải đáp ứng các yêu cầu sản phẩm không được nằm trong danh mục thực vật, sản phẩm thực vật bị cấm hoặc tạm dừng nhập khẩu vào các nước EU; không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của EU và hầu như không bị nhiễm các loài dịch hại khác; phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; vật liệu đóng gói bằng gỗ phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về vật liệu đóng gói bằng gỗ (ISPM-15).

Hiện nay việc tăng cường kiểm soát vi sinh vật, kiểm soát mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL), kiểm soát thuốc kháng sinh và phụ gia thực phẩm đang được EU áp dụng rất chặt chẽ.

 

 

Hải An

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline