Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 27/12/2024 06:12

Tin nóng

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 27/12/2024

EU hỗ trợ Slovenia gần 330 triệu euro khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ sáu, 13/12/2024 06:12

TMO - Liên minh châu Âu (EU) đã có quyết định hỗ trợ tài chính giúp Slovenia 328 triệu Euro và Hy Lạp 76 triệu euro nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra.

Theo đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo hỗ trợ hơn 404 triệu euro (hơn 420 triệu USD) từ Quỹ Hỗ trợ đoàn kết của EU (EUSF) để giúp Slovenia và Hy Lạp khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai trong năm 2023. Cụ thể, Slovenia sẽ nhận được 328 triệu euro để phục hồi sau trận lũ lịch sử trong các tháng 8 và 9/2023.

Trong khi đó, Hy Lạp được cấp 76 triệu euro để khắc phục thiệt hại do cơn bão Daniel gây ra hồi tháng 9/2023. Đây là những khoản hỗ trợ đáng kể nhằm giúp hai quốc gia này khôi phục cơ sở hạ tầng, nhà cửa và ổn định cuộc sống cho người dân. Trước đó, EU đã cấp các khoản tiền ứng trước lần lượt là 100 triệu euro cho Slovenia và 25 triệu euro cho Hy Lạp để hỗ trợ các hoạt động cứu trợ ban đầu.

Như vậy, tổng số tiền viện trợ mà EU dành cho hai nước này đã lên tới khoảng 529 triệu euro. Trong tháng 8/2023, Slovenia đã trải qua các trận lũ nghiêm trọng do mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến gần 2/3 lãnh thổ nước này. Nước tại các con sông lớn của quốc gia trên như Sava, Drava và Mura tràn bờ, gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống đường sá, hệ thống năng lượng, hàng trăm ngôi nhà và công trình công cộng.

Thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề cho Slovenia và Hy Lạp. (Ảnh minh hoạ: AFP). 

Trong khi đó, hồi tháng 9/2023, Hy Lạp phải đối mặt với cơn bão Daniel, một trong những cơn bão nhiệt đới nguy hiểm nhất từng được ghi nhận ở Địa Trung Hải. Cơn bão đã tàn phá nhiều khu vực, đặc biệt là vùng Thessaly và miền Trung Hy Lạp, phá hủy hàng loạt ngôi nhà.

Nguồn hỗ trợ từ EUSF sẽ giúp Slovenia và Hy Lạp khôi phục hạ tầng quan trọng như giao thông, cấp nước và xử lý nước thải. Đồng thời, các khoản tài trợ này còn giúp cung cấp nơi ở tạm thời và hỗ trợ các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp. Quỹ EUSF là công cụ chính của EU nhằm hỗ trợ các quốc gia phục hồi sau thảm họa khí hậu và các tình trạng khẩn cấp.

Kể từ khi được thành lập trong năm 2002, quỹ này đã huy động hơn 8,6 tỷ euro để hỗ trợ 130 thảm họa tại 24 quốc gia thành viên EU và 4 quốc gia ứng cử viên, trong đó bao gồm cả tình trạng khẩn cấp về y tế. Việc EU quyết định hỗ trợ tài chính lớn cho Slovenia và Hy Lạp cho thấy một thông điệp mạnh mẽ về sự đoàn kết và hợp tác trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đây cũng là một minh chứng cho thấy EU đang nỗ lực thực hiện cam kết của mình trong việc hỗ trợ các quốc gia thành viên đối mặt với những thách thức chung.

Trước đó vào tháng 9/2024 EU cũng đã hỗ trợ 10 tỷ euro cho các quốc gia khắc phục hậu quả lũ lụt ở Trung Âu. Để ứng phó hiệu quả với những thách thức thời tiết trong tương lai, EU đã đưa ra nhiều biện pháp, trước hết là bảo đảm nguồn lực tài chính để khắc phục hậu quả.

Trận lũ lụt lịch sử tại Trung Âu cho thấy tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác quốc tế trong việc ứng phó với các thảm họa thiên nhiên. Để khắc phục hậu quả đợt lũ lụt này, EU sử dụng hai nguồn là Quỹ Liên kết và Quỹ Đoàn kết với tổng chi phí là 10 tỷ euro (11 tỷ USD) nhằm sửa chữa và tái thiết cơ sở hạ tầng sau bão lũ.

 

Nhật Linh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline