Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

EU đạt được thỏa thuận về thị trường carbon

Thứ năm, 22/12/2022 03:12

TMO - Các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về việc cải tổ thị trường carbon của khối. Đây là công cụ chính sách chính của EU để tham gia vào cuộc chiến chống nóng lên toàn cầu. 

Trong tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Môi trường Cộng hòa Czech (nước đang là Chủ tịch luân phiên EU), ông Marian Jurecka nhấn mạnh, thỏa thuận sẽ cho phép EU đáp ứng những mục tiêu về khí hậu trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm hỗ trợ hiệu quả cho người lao động và doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương nhất.

Gói thỏa thuận vừa đạt được là khả năng đóng góp của EU vào các nỗ lực toàn cầu nhằm chống biến đổi khí hậu và nhằm đạt được mục tiêu vào năm 2030 cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính ròng so với mức của năm 1990. Để đạt được mục tiêu đó, thị trường carbon của EU phải cải cách để cắt giảm lượng khí thải nhanh hơn thông qua yêu cầu khoảng 10.000 nhà máy điện và nhà máy mua giấy phép CO2 khí gây ô nhiễm.

 Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về việc cải tổ thị trường carbon của khối.

Các nhà đàm phán đã bất đồng về việc EU sẽ nhanh chóng chấm dứt giấy phép CO2 miễn phí như thế nào với các ngành công nghiệp để bảo vệ các doanh nghiệp khỏi cạnh tranh nước ngoài. Những giấy phép đó sẽ bị hủy bỏ khi EU áp thuế biên giới về carbon. Trong một thông báo, Hội đồng châu Âu cho biết sau 30 giờ đàm phán, bắt đầu từ ngày 16/12, các nhà đàm phán đã nhất trí nâng mục tiêu cắt giảm khí thải ở các ngành trong Hệ thống Thương mại khí thải châu Âu lên tổng cộng 62% vào năm 2030. 

Đồng thời, quyết định điều chỉnh tổng mức trần phát thải trong 2 năm tới lần lượt là 90 và 27 triệu tín chỉ carbon, đồng thời mức trần này giảm 4,3 %/năm từ năm 2024 - 2027 và 4,4% từ năm 2028 - 2030. Theo tuyên bố, Quỹ Khí hậu Xã hội sẽ được thành lập để hỗ trợ các hộ gia đình dễ bị tổn thương, các doanh nghiệp siêu nhỏ và người sử dụng phương tiện giao thông  trong đối phó với các tác động về giá của hệ thống mua bán khí thải với các tòa nhà, phương tiện giao thông đường bộ và nhiên liệu cho các lĩnh vực khác. Thỏa thuận tạm thời vẫn cần được Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu chính thức thông qua.

 

 

Thu Thảo 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline