Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 00:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Du lịch văn hóa, cộng đồng: Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn?

Thứ tư, 06/09/2023 14:09

TMO - Các sản phẩm du lịch xoay quanh việc khai thác tài nguyên, thế mạnh, điểm hấp dẫn của địa phương, trong đó các yếu tố quan trọng, như tài nguyên văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, thói quen canh tác nông nghiệp được coi là những yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt và tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện diện mạo và đời sống người dân ở nhiều nơi trên cả nước. Trong đó, việc gắn kết giữa các loại hình du lịch ngày càng được đẩy mạnh và có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững.

"Vùng quê yên bình" - Sản phẩm du lịch thuận thiên.

Đối với du lịch văn hóa, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế trong xây dựng, phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch văn hóa với hơn 40.000 di tích, trong đó có hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, hơn 3.600 di tích quốc gia, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh... Trên cơ sở khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang hình thành, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa khá đa dạng, như tuyến du lịch kết nối di sản thế giới các nước ASEAN, tuyến du lịch di sản miền Trung, festival Huế, festival biển Nha Trang, lễ hội carnaval biển Hạ Long, festival hoa Đà Lạt, các lễ hội ẩm thực và trái cây ở các tỉnh, thành phố trên cả nước... Bên cạnh đó, các tuyến du lịch làng nghề thời gian qua cũng là sự lựa chọn hàng đầu đối với khách quốc tế khi đến Việt Nam. Trước khi đại dịch Covid -19 bùng phát, năm 2016, chỉ riêng các di sản thế giới ở Việt Nam đã đón 14,3 triệu khách, doanh thu khoảng 1.776 tỷ đồng; năm 2019 tăng lên khoảng 18,2 triệu khách, doanh thu khoảng 2.322 tỷ đồng.

Đối với du lịch cộng đồng, du lịch cộng đồng đã thể hiện được vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch, huy động được sự tham gia của nhiều bên liên quan. Nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng đang được khai thác, như du lịch trải nghiệm các hoạt động văn hóa và trải nghiệm cuộc sống của người dân tại địa phương, du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng tại cộng đồng... Các sản phẩm du lịch xoay quanh việc khai thác tài nguyên, thế mạnh, điểm hấp dẫn của địa phương, trong đó các yếu tố quan trọng, như tài nguyên văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, thói quen canh tác nông nghiệp được coi là những yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt và tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Du lịch cộng đồng hiện nay được mở rộng ra với nhiều hoạt động khác nhau, như du lịch xanh, du lịch nông nghiệp, du lịch vì sức khỏe...

"Lò gạch cũ" - Điểm check-in lý tưởng cho giới trẻ.

Mô hình du lịch cộng đồng đang được phát triển tại nhiều địa phương trên cả nước. Đến năm 2020, cả nước có khoảng 300 làng, bản, buôn, thôn, xóm có hoạt động du lịch cộng đồng. Nhiều điểm đến du lịch cộng đồng của nước ta đã đạt được các tiêu chuẩn nhất định và giành được giải thưởng quốc tế. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại cho cộng đồng dân cư, du lịch cộng đồng đã góp phần hiệu quả bảo tồn, lưu giữ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đặc sắc.

Tuy nhiên, bên cạnh thành quả đã đạt được, phát triển du lịch thời gian qua đã và đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc bảo vệ các di sản và sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch bền vững.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline