Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 21:11
Thứ bảy, 25/02/2023 08:02
TMO - Để phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh liên kết vùng, hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, sông Hồng và Tây Nguyên.
Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo Thủ trưởng Sở, ngành tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố kịp thời tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với các địa phương thuộc 5 vùng kinh tế - xã hội kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các địa phương thuộc 5 vùng kinh tế - xã hội nêu trên theo định hướng phát triển mà Nghị quyết đã đề ra.
Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tăng cường liên kết với vùng Đông Nam bộ, nhất là TP. Hồ Chí Minh, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh của tỉnh tìm kiếm, xây dựng mạng lưới kênh phân phối, tạo uy tín với người tiêu dùng tại các thị trường ngoài tỉnh; tạo không gian để người tiêu dùng địa phương khác trải nghiệm và thưởng thức nông sản, đặc sản Đồng Tháp.
Phối hợp với các tỉnh trong kết nối hệ thống trục dọc các khu kinh tế cửa khẩu: Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Đồng Tháp - KKT cửa khẩu Long An - KKT cửa khẩu Mộc Bài - KKT cửa khẩu Xa Mát - KKT cửa khẩu Hoa Lư, lấy tuyến đường N1 làm chủ đạo, nối Đồng Tháp với các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ. Kết hợp khai thác hệ thống giao thông đường thủy, kết nối hệ thống sông Tiền, sông Hậu với hệ thống sông Đồng Nai trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, du lịch đường thủy... từ Đông Nam bộ đến Tây Nam bộ sang Campuchia và ngược lại.
Tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh kết nối giao thương với 5 vùng kinh tế trọng điểm trong thúc đẩy kinh tế-xã hội tại địa phương.
Kết hợp khai thác hệ thống giao thông đường thủy, kết nối hệ thống sông Tiền, sông Hậu với hệ thống sông Đồng Nai trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, du lịch đường thủy... từ Đông Nam bộ đến Tây Nam bộ sang Campuchia và ngược lại. Đồng Tháp kiến nghị Trung ương sớm triển khai các dự án như: tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, triển khai xây dựng tuyến N1 đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp dài 39 km và cầu Tân Châu - Hồng Ngự (bắc qua sông Tiền), Dự án nâng cấp mở rộng hệ thống cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Đầu tư tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ để kết nối tỉnh Đồng Tháp nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung với TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ và cả nước.
Tăng cường phối hợp, liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh với các trường đại học, cao đẳng các tỉnh vùng Đông Nam Bộ trong đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ giáo dục nghề nghiệp; hợp tác xây dựng, chuyển giao chương trình đào tạo, các mô hình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao. Phối hợp với các bệnh viện đầu ngành chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh Đồng Tháp.
Tỉnh Đồng Tháp tăng cường kết nối, thúc đẩy giao thương hàng hóa với các vùng kinh tế. Ảnh: TTX
Phối hợp, học tập kinh nghiệm của các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo hoạt động hiệu quả tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế - xã hội khác để vận dụng phát triển trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại tỉnh Đồng Tháp. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố trong việc nắm bắt nhu cầu lao động, tình hình lao động của tỉnh Đồng Tháp về làm việc, sinh sống trên địa bàn, nhất là địa bàn vùng Đông Nam bộ. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ; đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu các thị trường.
Phối hợp tổ chức ký kết và triển khai hiệu quả bản hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 trên các lĩnh vực: phát triển quy hoạch; cơ chế chính sách phát triển kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực; nông nghiệp; công nghiệp - thương mại; du lịch; thu hút đầu tư; giao thông vận tải; hạ tầng nhà ở; thông tin truyền thông; văn hóa, thể thao; y tế; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 có 22 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có 6 chỉ tiêu về kinh tế, 12 chỉ tiêu về văn hóa - xã hội và 4 chỉ tiêu về môi trường. Cụ thể, chỉ tiêu về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tăng 7,5%; GRDP/người đạt 68,83 triệu đồng theo giá thực tế; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 7.590 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 1.535 triệu USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,5%.
Về văn hóa - xã hội, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội đạt 44,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,4%; giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo chiều cao giảm còn 15,4%; có 29,3 giường bệnh (giường bệnh công lập là 26,4 giường) và 9,9 bác sĩ/1 vạn dân; tỷ lệ dân cư tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%; có 113 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 7 hợp tác xã thành lập mới). Về môi trường, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch ở thành thị đạt 99,6%, ở nông thôn đạt 94%; tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom, xử lý đạt 88%; tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 95%...Việc tăng cường kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm được coi là giải pháp quan trọng góp phần giúp tỉnh Đồng Tháp hoàn thành các mục tiêu trên.
Thu Hà
Bình luận