Hotline: 0941068156

Thứ hai, 31/03/2025 20:03

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ hai, 31/03/2025

Đồng Tháp nhân rộng mô hình tái chế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ

Thứ tư, 26/03/2025 14:03

TMO - Mô hình tái sử dụng rác thải sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất được Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp nhân rộng triển khai, phát huy hiệu quả tại 4 huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười. 

Tỉnh Đồng Tháp với diện tích sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu, cây ăn trái…) hàng năm trên 500.000 ha, sau khi thu hoạch, lượng phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp rất lớn, đa dạng và phong phú, nếu tận dụng tốt sẽ giúp gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp. Trước thực tế này, Hội Nông dân tỉnh triển khai thí điểm mô hình “Nông dân Đồng Tháp tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất” thí điểm tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành từ tháng 8/2023.   

Tham gia mô hình, nông dân được chuyên gia tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ làm men IMO, làm phân bón hữu cơ, làm chế phẩm phòng trừ sâu bệnh, từ những nguyên liệu như: Men tiêu hóa probio, sữa chua, đường, men rượu, nước, chuối, mít v.v. để phục vụ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, giúp giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, men IMO còn ứng dụng trong xử lý mùi hôi chuồng trại, nhà vệ sinh trường học để bảo vệ môi trường; chế biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ để cung cấp lại cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, tuần hoàn, bền vững. 

Nhiều hộ dân tại xã An Nhơn thực hiện ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng. 

Nhờ tận dụng nguồn rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học bón cho cây trồng mà hiện nay nông dân xã An Nhơn đã giảm được trên 60% chi phí sản xuất.  Trên diện tích vườn trồng khoảng 1ha nhãn, từ hơn 1 năm nay ông Mai Hữu Tâm ở ấp Tân Phú, xã An Nhơn đều dùng phân hữu cơ tự chế từ lục bình để bón cho cây. Ông Tâm cho biết: Từ khi tham gia lớp tập huấn làm phân sinh học từ lục bình do Hội Nông dân Đồng Tháp tổ chức, tôi đã làm thử và nhận thấy kết quả tốt, giảm được khoảng 60% lượng phân bón vô cơ, qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận hơn trước.

Tại Tổ Liên kết sản xuất nhãn Bạch Viên (ấp Tân Phú, xã An Nhơn) cũng nhờ sử dụng phân hữu cơ làm từ cá bón cho vườn nhãn nên giảm chi phí sản xuất đáng kể, lượng phân vô cơ giảm tới 70%. Theo đó, để tạo ra men gốc (men IMO) các hộ dân dùng các nguyên liệu quen thuộc như: men tiêu hóa irô, sữa chua, đường, men rượu, cám gạo, chuối. Sau đó, trộn các nguyên liệu này lại, ủ 24 giờ rồi đem phơi khô thành men gốc. Khi có men gốc, tiến hành ủ phân bằng cách lấy một lượng men gốc cần đủ dùng đổ nước vào, sau đó dùng nước này tưới vào phần rác thải, phụ phẩm nông nghiệp, rồi ủ lại khoảng 3 - 4 ngày là có thể bón cho cây. 

Theo Hội Nông dân xã An Nhơn, kết quả triển khai mô hình cho thấy, đối với cây ăn quả có thể giảm hơn 60% chi phí nhờ giảm lượng phân bón vô cơ. Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ cho cây còn giúp cải tạo đất, phục hồi cây lão hóa, tăng năng suất, trái to, đẹp và có thể kéo dài thời gian bảo quản trên cây (thêm khoảng 15 ngày trong thời gian trái cây chín rộ, ùn ứ). Riêng đối với những hộ chăn nuôi, ngoài giảm lượng hao hụt, giảm chi phí sản xuất (có thể lên đến 50%), giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí sản xuất...

Việc sử dụng phân hữu cơ cho cây giúp cải tạo đất. 

Thời gian qua, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để nhân rộng mô hình ra 4 huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười.

Theo đó, mỗi huyện chọn từ 1 - 2 xã làm điểm thực hiện mô hình và đã tổ chức 3 đợt tập huấn cho 720 lượt hội viên nông dân. Đến nay, mô hình đã giúp các hội viên nông dân áp dụng hiệu quả, làm ra hàng chục tấn phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, lục bình... Hội đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho trên 1.140 hộ áp dụng làm chế phẩm men vi sinh IMO với khoảng 20.000 lít men và trên 23 tấn men vi sinh IMO khô. 

Tại huyện Châu Thành, có 632 tổ hội nghề nghiệp, các tổ hợp tác, hợp tác xã và hội quán, trên 2.310 hội viên nông dân tham gia thực hiện mô hình tổ chức thu gom và phân loại rác thải hữu cơ tại hộ gia đình. Nông dân tự pha chế dưới 16.850 lít men vi sinh IMO và hơn 20 tấn men IMO khô gốc tạo thành phân hữu cơ phục vụ trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Hiện nay, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức triển khai 56 xã tại tỉnh Đồng Tháp đăng ký thực hiện nhân rộng mô hình, có 19 hộ đăng ký trồng rau sạch trên diện tích 4.535m2 và  4.000m2 cây dược liệu. Đồng thời, làm được hơn 5 tấn phân hữu cơ đất Ta Ma tại xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh.

Thời gian tới, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền và nhân rộng mô hình, phối hợp với đơn vị hữu quan tăng cường hướng dẫn hội viên, nông dân nắm vững kỹ thuật và sản xuất được chế phẩm sinh học IMO, nhất là ứng dụng chế phẩm IMO trong xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh trong các trường học.

Đồng thời đưa các phụ phẩm trong nông nghiệp trở thành nguồn tài nguyên tái tạo lại trong đất. Cùng với đó, thay đổi nhận thức của người dân theo hướng kiểm soát và giảm tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.../.

 

 

Khánh Ly 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline