Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 10:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Dòng sông quê hương tôi

Thứ ba, 23/05/2023 08:05

Ngày còn nhỏ, tôi còn nhớ lần ấy có người chị ở thành phố Sài Gòn về chơi. Về được mấy hôm mà chiều nào chị cũng ngồi ngẩn ngơ than vãn rằng: Chị rất nhớ quê, nhớ con đường làng nho nhỏ hai bên là những bụi xương rồng, nhớ khói lam chiều toả ra từ những mái nhà tranh, nhớ nao lòng dòng sông quê hương, nhớ bến Đình có cây lộc vừng đến mùa toả xuống dòng sông những chùm hoa đỏ ối. Ngày ấy tôi chưa có khái niệm xa quê nên chẳng hiểu gì cả. Tôi nghe và chỉ để nghe. Sau này xa nhà tôi mới hiểu thế nào là nỗi nhớ quê hương.   

Không ngờ khi lớn lên tuổi bằng chị lòng tôi cũng như lòng chị năm xưa. Dòng sông quê hương với những trưa hè chọn bạn, chia phe đánh trận tập tành.  Leo lên mấy cây lộc vừng để " phục địch" không ngờ bị "địch"  phát hiện liền nhảy " ùm " xuống dòng sông nhắm mắt lặn một hơi dài trốn biệt, khi hết hơi ngóc đầu dậy không ngờ chộ mặt với con bạn, hắn cảnh cáo " đồ ăn gian"; chỉ biết nhăn răng cười khì một tiếng .      

Trong nỗi nhớ ấy có nỗi nhớ khác lạ nó vừa bùi ngùi lại ngọt ngào man mác - nhớ về dòng sông quê hương. Quê tôi Núi Thành có dòng sông Bến Ván hiền hoà chảy qua, lúc còn thơ nghe Ông tôi kể lại rằng: Đất làng tôi xưa kia khô cằn quanh năm, gò nối gò đó là những gò cát trắng phau phau cây cối không phát triển được, người dân sống một cách lắt lay. Nỗi thống khổ của dân tình thấu đến tận trời xanh, Ngọc Hoàng thấy vậy liền sai Thần sông khai cho người dân một con sông.

Hôm đó, trời đang quang, mây tạnh thì xuất hiện một trận cuồng phong, sấm sét ì ầm, mưa xối xả trút xuống, qua một ngày trời lại quang. Người dân ra rìa làng thấy một con sông nước trong vắt thấy tận đáy lòng, nước chảy đến đâu cây cối xanh tươi đến đó. Cả làng đang ngơ ngác thì có một tiếng nổ ầm ầm từ trên cao vọng xuống "Ta thấy các ngươi dưới đó đã đến vô cùng của sự khốn khổ, nhưng lâu nay ta cũng không xuống hạ giới nên không biết được. Ta thật có lỗi. Nay ta ban cho các ngươi dòng sông này để có nguồn nước mà làm ăn sinh sống". Đó là chuyện xưa do ông, bà để lại.

Dòng sông quê hương mang theo bao nỗi nhớ. 

Có phải chuyện của người chị, chuyện kể của ông, rồi những câu chuyện truyền thuyết trong dân gian để lại mà lòng tôi lúc nào cũng đau đáu về con sông Bến Ván. Rồi đến một ngày thấy trong sách xưa viết về dòng sông quê mình; trong lòng thật là mừng khôn xiết, sách Đại Nam Nhất thống chí ghi rằng "Sông Bản Tân ( Bến Ván ): ở cách huyện Hà Đông 52 dặm về phía nam, có hai nguồn: một nguồn từ núi Ô La nguồn Hữu Bang, một nguồn từ núi Nha não, chảy về phía đông qua ấp Tân An thì hai dòng hợp nhau làm sông Bản Tân ( Bến Ván) rồi chảy về phía đông bắc vào đầm An Thái, đổ ra cửa biển Đại Áp. Năm Đinh Tý đầu thời Trung Hưng, đại binh tiến đánh Quảng Nam, sai Hậu quân phó tướng Trần Văn Biện và binh bộ Nguyễn Đức Thiện đem quân vào cửa biển Hiệp Hoà đóng ở Bản Tân để ngăn đường viện binh của giặc, tức là sông này" (Đại Nam nhất thống chí Tập II trang 364 - Nhà Xuất bản Thuận Hoá - Huế - 1992).

Cũng theo Đại Nam nhất thống chí " Đập Nha Não ở thượng lưu sông Bến Ván thuộc thôn Nha Não, cách huyện Hà Đông 22 dặm về phía nam, tục gọi là Cống Đá, Năm Đinh Tý đầu thời Trung Hưng, đại binh tiến đánh Quảng Nam, Hậu quân phó tướng Nguyễn Văn Biện và Binh bộ Nguyễn Đức Thiện đánh phá được đô đốc giặc là Gia ở Cống Đá, tức là đây" ( trang 382- Sđd) .Còn tại Bến Ván có tấn Bản Tân( tấn có nghĩa là nơi trú binh để phòng giữ giặc giã). " Tấn Bản Tân ( Bến Ván): Ở cách huyện Hà Đông 52 dặm về phía nam, thủ sở ấp An Tân, có quan quân canh giữ, xét hỏi những người qua lại, có hai đường rẽ, một đường lên phía tây đến nguồn Hữu Bang, một đường xuống phía đông đến tấn Đại Áp" ( trang 374 Sđd ).       

Thật vậy, ngày nay đứng trên cầu An Tân nằm trên quốc lộ 1A ta phóng tầm nhìn về phía dãy núi Răng Cưa, chỉ cách nơi ta đứng  năm mươi mét  là  chỗ hợp lưu của hai dòng một dòng xuất phát từ Ô La, một từ  Nha Não, (Nói theo địa danh ngày nay là một dòng ở xã Tam Nghĩa, một dòng ở xã Tam Trà chảy qua địa phận Tam Mỹ rồi đến chỗ hợp lưu); nhìn về phía dưới là ta thấy di tích đầm An  Thái ( bây giờ là những đầm nuôi tôm ) và  cửa biển Đại Ấp ( cảng Kỳ Hà ). Còn chạy ngược theo hướng thượng lưu theo nhánh sông ở phía xã Tam Nghĩa khi qua khỏi đồi Yên Ngựa ( Tức Núi Thành)  nơi diễn ra trận đánh diệt Mỹ đầu tiên của quân dân Quảng Nam,  ta sẽ gặp Cống Đá tức là đập Nha Não ngày xưa.

Dòng sông Bến Ván. 

Trong những ngày ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, mỗi khi cùng đám bạn lân la chơi nơi Bến Ván ( Xóm cầu An Tân ). Nghe các cụ ở đây kể rằng: "Nơi đây, Vua Quang Trung từng cho quân lính về đây ngụ. Quân, quan của Vua Gia Long cũng từng nghỉ nơi chốn này. Ao bà Bân là nơi mà các quân sĩ đào để lấy nước cho voi uống , giếng ông Cát là do quân quan nhà Nguyễn làm để lấy nước dùng cho việc ăn uống và tắm rửa".

Cách đây mươi năm tôi thấy ao Bà Bân vẫn còn to tướng nhưng giờ đây do dân tình lấn áp nên chỉ có tí teo, riêng  giếng Ông Cát vẫn còn và mạch nước vẫn trắng trong, ngọt như thủa nào ( một thời dân gọi là Giếng làng). Rồi tương truyền rằng khi các bên đánh nhau đã có chôn vàng bạc, châu báu nơi đây mà bốn cây đa là sơ đồ " toạ độ " của nơi chốn ấy. Nhưng bây giờ chỉ còn ba cây; một cây ở đầu chợ An Tân, một cây ở trước quán Cây Đa bên quốc lộ 1A, một cây nằm sau nhà Ông Bê cận đường sắt xuyên Việt ( cây này mới chết), còn cây thứ tư tìm đâu không thấy.

Người ta nói rằng chính vì không biết cây thứ tư ở đâu, nên nơi chôn cất vàng đến nay cũng không một ai hay biết. Trong những năm qua cũng đã có người đào xới tìm kiếm nhưng không thành công. Riêng tôi chỉ biết bên bờ Nam của dòng Bến Ván gần cầu An Tân ( phía trên đường sắt) là còn có di tích đồn bốt của quân quan ngày xưa, giờ chỉ còn đất nung, đá xanh và đất sét.

 

 

Ghi chép của Lê Huân

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline