Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt nắng nóng kỷ lục

Thứ hai, 12/06/2023 04:06

TMO - Tình trạng nắng nóng gay gắt như thiêu đốt ở Đông Nam Á thời gian qua đã trở nên nguy hiểm hơn do độ ẩm cao, khiến cơ thể khó hạ nhiệt, gây ra các triệu chứng như say nắng, kiệt sức, đe dọa tính mạng.

Trong những tuần gần đây, nắng nóng kỷ lục đã bao trùm khắp các quốc gia khu vực Đông Nam Á với nền nhiệt tại nhiều nơi của Thái Lan, Singapore, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam thường xuyên ở trên mức 40 độ C trong khoảng thời gian dài bất thường.

Cuối tháng 4, Thái Lan đã chứng kiến ngày nóng nhất trong lịch sử với mức nhiệt 45,4 độ C. Thậm chí, nhiệt độ cảm nhận thực tế lên tới trên 46 độ C - mức nhiệt được coi là cực đoan và đe dọa đến tính mạng của bất kỳ ai, kể cả những người đã quen với kiểu thời tiết nắng nóng gay gắt kết hợp độ ẩm cao - trong 20 ngày của tháng 4 và ít nhất 10 ngày trong tháng 5.

Trong suốt tháng 4 và tháng 5, Việt Nam, Campuchia, Lào và Malaysia đều có vài ngày có khả năng dẫn tới tình trạng sốc nhiệt, trong khi Myanmar đã có 12 ngày như vậy. Myanmar cũng đã hứng chịu 12 ngày nắng nóng khắc nghiệt trong tháng 4 cho đến khi bão Mocha đem mưa đến xoa dịu bầu không khí nhưng lại tàn phá nặng nề quốc gia này.

Nắng nóng tiếp tục tấn công Myanmar khi ngày 31/5, thị trấn Hkamti ở miền Tây nước này ghi nhận mức nhiệt 42,3 độ C, cao nhất trong 58 năm qua, và thị trấn Myitkyina ở miền Bắc cũng ghi nhận mức nhiệt 41,8 độ C, cao nhất trong 57 năm. Người dân Singapore cũng đã trải qua ngày nắng nóng nhất trong 40 năm khi nhiệt độ vào ngày 13/5 lên tới 37 độ C, cao nhất kể từ tháng Tư năm 1983.

Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt nắng nóng kỷ lục (Ảnh minh họa). 

Lào ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 43,5 độ C trong 2 ngày liên tiếp của tháng Năm. Tình trạng nắng nóng kéo dài cũng xảy ra ở Campuchia và Malaysia trong tháng 4 và 5 năm nay. Ở Việt Nam, theo dữ liệu của nhà khí hậu học Maximiliano Herrera, mức nhiệt cao kỷ lục 44,2 độ C cũng đã được ghi nhận vào đầu tháng Năm. Ngày 1/6, Việt Nam trải qua ngày tháng Sáu nóng nhất từ trước đến nay với mức nhiệt 43,8 độ C.

Dữ liệu của cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU) còn cho thấy trong thời gian từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 vừa qua, 6 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận các mức nhiệt cảm nhận thực tế khoảng 40 độ C mỗi ngày - cao hơn ngưỡng nhiệt độ được cho là nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có bệnh nền hoặc những người chưa thích nghi với tình trạng nắng nóng cực đoan.

Tại Thái Lan, nhiệt độ cao khiến nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng, đặt hệ thống điện ở mức báo động. Ủy ban Điều tiết năng lượng Thái Lan (ERC) cho biết nắng nóng cực đoan khiến nhu cầu sử dụng điện của nước này có thời điểm lên gần 35.000 MW chỉ trong một ngày.

Đây là mức tiêu thụ điện kỷ lục trong mùa nắng nóng của nước này và cao hơn tới 6% so với cùng kỳ năm 2022. Một số địa phương tại Thái Lan đã xảy ra các sự cố điện lưới diện rộng khi chịu quá tải cục bộ. Ủy ban Điều tiết năng lượng Thái Lan cho biết sẽ có biện pháp phù hợp nếu như nhu cầu sử dụng điện của Thái Lan vượt ngưỡng 35.000MW.

Trong khi đó, nhu cầu dùng nước tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu nước triền miên ở Campuchia. Bộ Tài nguyên nước và khí tượng Campuchia cảnh báo thời tiết nóng bức sẽ tiếp tục kéo dài và sẽ có ít mưa hơn so với năm 2022, do thời tiết đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Tại Malaysia, chính phủ nước này đã đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng do nắng nóng kéo dài bao gồm gieo mây, triển khai 101 giếng khoan để phục vụ cho các khu vực khó tiếp cận nguồn nước, tạm thời dừng các hoạt động ngoài trời tại trường học, cung cấp nước uống miễn phí.

Giới chuyên gia cho rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á, một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng biến đổi khí hậu, cần chủ động hơn nữa trong việc tìm cách thích nghi, cải thiện khả năng dự báo để có thể hành động ứng phó sớm, nhằm tránh thiệt hại tối đa do sóng nhiệt được coi là "mối đe dọa thầm lặng" này gây ra.

 

 

PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline