Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Đồng Nai ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thứ ba, 06/08/2024 13:08

TMO - Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2030 diện tích canh tác hữu cơ nâng lên 4.400ha; ở mỗi vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ tập trung, hình thành chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đối với từng ngành hàng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở việc tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm; do đó phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030. 

Đồng Nai là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 270.000 ha, với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai đã xác định vai trò quan trọng của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định: “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm” là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện nay trên địa bàn đã có 9 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ, với diện tích canh tác 28,7ha và gần 1.000ha cây trồng theo hướng hữu cơ. Về nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh đã rà soát, xác định 98 vùng sản xuất, với diện tích 18.970ha; có 59.754ha diện tích cây trồng được lắp đặt hệ thống tưới bán tự động, cơ giới hóa đồng bộ, được chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); khoảng 27,5% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín, ứng dụng hệ thống cung cấp thức ăn nước uống tự động; toàn tỉnh có 220 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Tỉnh Đồng Nai mở rộng diện tích vùng sản xuất lúa hữu cơ đến năm 2025 lên 124 ha. Ảnh: TM. 

Nhằm nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tỉnh Đồng Nai triển khai Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đến năm 2030. Tỉnh triển khai 10 dự án ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, gồm các dự án đầu tư: sản xuất lúa hữu cơ; sản xuất rau hữu cơ; sản xuất hồ tiêu hữu cơ; sản xuất điều hữu cơ; sản xuất bưởi hữu cơ; sản xuất sầu riêng hữu cơ; sản xuất xoài hữu cơ; chăn nuôi heo hữu cơ; chăn nuôi gia cầm hữu cơ; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. 

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 1.323ha đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chăn nuôi hướng hữu cơ, trong đó đàn bò 290 con, đàn lợn 1.700 con, đàn gia cầm 75.000 con, đàn dê 290 con. Thủy sản nuôi theo hình thức quảng canh dưới tán rừng hướng hữu cơ (tôm sú, cá chẽm, cua biển, hàu và một số đối tượng nước lợ khác) với diện tích là 200ha; trong đó có 1 vùng sản xuất tập trung tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch. Đến năm 2030 diện tích canh tác hữu cơ nâng lên 4.400ha; ở mỗi vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ tập trung, hình thành chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đối với từng ngành hàng.

Địa phương này sẽ ưu tiên triển khai tại 08 vùng sản xuất hữu cơ tập trung (07 vùng trồng trọt, 01 vùng thủy sản); lựa chọn các đối tượng thích ứng tốt với điều kiện thô nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; Hình thành các điểm sản xuất sản phẩm bản địa, đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm để đầu tư sản xuất hữu cơ.

Đồng Nai xác định xây dựng thực hiện 07 vùng sản xuất hữu cơ (vùng 1 là xã Đak Lua huyện Tân Phú; vùng 2 gồm 4 xã Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú Lập và Tà Lài huyện Tân Phú; vùng 3 xã Thanh Sơn huyện Định Quán; vùng 4 xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu; vùng 5 xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu; vùng 6 xã Suối Cao huyện Xuân Lộc; vùng 7 xã Lâm San huyện cẩm Mỹ) phù hợp với các sản phẩm chủ lực trên các cây trồng: lúa, rau, hồ tiêu, điều, bưởi, sầu riêng, xoài, chuối. 

Trong đó, đối với cây lúa đến năm 2025 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 124 ha và đến năm 2030 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 640 ha; được tập trung thực hiện tại vùng quy hoạch trên địa bàn các xã Đak Lua, Tà Lài huyện Tân Phú; xã Thanh Sơn, huyện Định Quán; 

Cây rau đến năm 2025 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 26,5 ha và đến năm 2030 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 109 ha; được tập trung thực hiện tại vùng quy hoạch trên địa bàn các xã Đak Lua, Nam Cát Tiên, Phú Lập huyện Tân Phú; xã Thanh Sơn, huyện Định Quán; xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu; xã Suối Cao huyện Xuân Lộc; xã Lâm San huyện Cẩm Mỹ; Cây có múi đến năm 2025 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 145 ha và đến năm 2030 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 382 ha; được tập trung thực hiện tại vùng quy hoạch trên địa bàn các xã Đak Lua, Núi Tượng, Tà Lài huyện Tân Phú; xã Thanh Sơn huyện Định Quán; xã Hiếu Liêm, xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu; 

Cây sầu riêng đến năm 2025 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 73 ha và đến năm 2030 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 190 ha; được tập trung thực hiện tại vùng quy hoạch trên địa bàn các xã: Nam Cát Tiên, Phú Lập, Tà Lài huyện Tân Phú; xã Thanh Sơn huyện Định Quán; xã Suối Cao huyện Xuân Lộc; Cây xoài đến năm 2025 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 111 ha và đến năm 2030 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 430 ha; được tập trung thực hiện tại vùng quy hoạch trên địa bàn các xã Thanh Son huyện Định Quán; xà Suối Cao huyện Xuân Lộc; xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu;

Cây chuối đến năm 2025 diện tích sản xuất đạt hừu cơ và hướng hữu CO' 26 ha và đến năm 2030 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 100 ha; được tập trung thực hiện tại vùng quy hoạch trên địa bàn xã Thanh Sơn huyện Định Quán; Cây điều đến năm 2025 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 117 ha và đến năm 2030 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 420 ha; được tập trung thực hiện tại vùng quy hoạch trên địa bàn xã Thanh Sơn huyện Định Quán. Cây tiêu đến năm 2025 diện tích sản xuất đạt hữu cơ và hướng hữu cơ 113 ha và đến nảm 2030 diện tích sản xuất đạt hừu cơ và hướng hữu cơ 480 ha; được tập trung thực hiện tại vùng quy hoạch trên địa bàn các xã Thanh Sơn huyện Định Quán; xã Suối Cao huyện Xuân Lộc; xã Lâm San, huyện cẩm Mỹ. 

Cùng với các vùng trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ảnh: LB. 

Đồng thời, tỉnh Đồng Nai tập trung xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ với các sản phẩm chủ lực như: Thịt dê, bò, heo, các loại gia cầm,...; riêng vùng chăn nuôi bò, dê hữu cơ gắn với đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ; Xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ với các sản phâm chủ lực như tôm, cá,... Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ gắn với thị trường trong nước, xuất khẩu. Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ tập trung với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ đến năm 2025 đạt khoảng 120 ha, định hướng đến năm 2030 đạt khoảng 280ha; tập trưng tại huyện Nhơn Trạch. 

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc thực hiện đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng cao, nâng cao giá trị sản phẩm cao gấp 1,5-2 lần so với sản phẩm nông nghiệp thông thường; đảm bảo an toàn cho người sản xuất, bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái và môi trường; gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.

 

 

Phạm Hoài 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline