Hotline: 0941068156
Thứ ba, 01/04/2025 02:04
Thứ bảy, 29/03/2025 11:03
TMO - Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, tỉnh Đồng Nai chú trọng triển khai hiệu quả nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản, qua đó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, động thực vật thủy sinh.
Đồng Nai có nhiều sông hồ, ngoài ra còn có rừng ngập mặn, nên có tiềm năng lớn để nuôi thủy sản, mang lại giá trị kinh tế cao. Sông Đồng Nai cùng với các nhánh phụ, và những con sông khác chảy qua địa bàn tỉnh, từ bao đời nay đã gắn liền với đời sống của người dân, không chỉ cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào để phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà còn mang lại nguồn lợi thủy sản thiên nhiên vô cùng quý giá, đó là các loài tôm cá nước ngọt như cá lăng, chình, chạch, mè vinh, trèn, cá duồng...
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, năm 2024, giá trị sản xuất ngành thủy sản tiếp tục đứng đầu về mức tăng trưởng trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Năm 2024, giá trị sản xuất của ngành thủy sản đạt gần 2,94 nghìn tỷ đồng, tăng gần 5,2% so với năm 2023. Giá trị sản xuất/hécta nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đạt 715 triệu đồng/hécta, tăng 21 triệu đồng/hécta so với năm 2023, thuộc tốp đầu về thu nhập so với các mô hình sản xuất khác.
Nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển dịch phương thức, đối tượng nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững, gia tăng tỷ trọng thuỷ sản nuôi trồng với các đối tượng chủ lực là cá, tôm. Toàn tỉnh hiện có 14 vùng nuối thuỷ sản đạt chứng nhận an toàn thực phẩm với quy mô gần 402 hécta. Trong đó, nuôi thâm canh tiếp tục được nhân rộng với diện tích 4,9 nghìn hécta; tập trung tại các địa bàn huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Tân Phú, hồ Trị An...
Ngành chức năng tỉnh chú trọng công tác quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước tại các vùng nuôi thủy sản. Ảnh: BN.
Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, tỉnh Đồng Nai chú trọng quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại các vùng nuôi trồng qua đó làm cơ sở cho công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, kiểm soát mức độ ô nhiễm nguồn nước để có biện pháp ngăn chặn kịp thời chỉ đạo sản xuất thủy sản, nhất là các đối tượng nuôi chủ lực, vùng nuôi thủy sản tập trung.
Thông qua các thông tin dự báo về diễn biến môi trường giúp người nuôi kiểm soát chất lượng nước nuôi thủy sản, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, phòng ngừa phát sinh dịch bệnh trên thủy sản nuôi, phát triển thủy sản bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Kết quả quan trắc kết hợp với những khuyến cáo về lịch thả giống sẽ giúp cho người nuôi nắm được diễn biến môi trường nước cấp, nhận biết các yếu tố môi trường bất lợi đế giúp cho người nuôi có kế hoạch lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp.
Trong năm 2025, ngành chức năng tỉnh Đồng Nai thực hiện quan trắc những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh, từ 200 ha trở lên đối với hình thức nuôi khác, từ 1000 m3 trở lên đối với nuôi lồng, bè.
Cụ thể: Khu vực ngập mặn huyện Long Thành - Nhơn Trạch: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước lợ là 1.669 ha, trong đó, khu vực tập trung nuôi tôm thẻ chân trang và tôm sú thâm canh là 333 ha (trong đó khoảng 120 ha nuôi tôm thẻ). Quan trắc tại các vị trí: xã Phước An (họp lưu sông Thị Vải, sông Đồng Kho, sông Dồng Tranh, Tắc Nha Phương, Tắc Ông Trúc), xã Phước Thái, xã Long Phước (sông Thị Vải).
Khu vực nuôi cá lồng bè trên sông Cái, TP. Biên Hòa: lồng, bè tập trung thường có nguy cơ ô nhiễm hữu cơ. Quan trắc tại các vị trí: khu nuôi cá bè tập trung phường Tân Mai, Hiệp Hòa, Thống Nhất. Khu vực nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán: Lồng, bè nuôi tập trung thường có nguy cơ ô nhiễm hữu cơ. Quan trắc tại các vị trí: Khu nuôi bè tập trung các xã Mã Đà, thị trấn Vĩnh An; khu nuôi bè tập trung các xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định (eo Suối Co, thác Thanh Sơn).
Quan trắc môi trường khu vực cấp nước cho vùng nuôi tập trung các đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế như cá chép, cá lăng, cá rô phi, điêu hồng tại các thuỷ vực trọng điểm tại khu vực nuôi cá lồng bè sông Cái - TP. Biên Llòa; khu vực hồ Trị An - làng cá bè La Ngà - Định Quán; Quan trắc môi trường khu vực cấp nước cho vùng nuôi tôm thẻ, tôm sú, hàu tại hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch.
Quan trắc định kỳ được thực hiện với tần suất 02 lần/tháng tại các khu vực/vùng quan trắc. Vào các tháng tập trung vụ nuôi, các tháng mưa lũ và các thời điếm nhạy cảm, giao mùa, hoặc khi môi trường, thời tiết có những diễn biến bất thường, tần suất lấy mẫu và chỉ tiêu quan trắc có thế thay đối, tăng cường ở môi khu vực nhằm phục vụ cho công tác cảnh báo, xây dựng khung lịch mùa vụ, cơ cấu đối tượng nuôi và phòng ngừa dịch bệnh. Ngoài ra, trong những trường hợp đột xuất như khu vực nuôi xảy ra dịch bệnh hoặc chết hàng loạt, tần suất lấy mẫu có thế thay đối nhằm phối hợp xác định nguyên nhân, hướng dẫn xử lý.
Sở Nông nghiệp và Môi trường rổ chức triển khai thực hiện quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương sau khi kế hoạch được phê duyệt. Sau khi hoàn tất trình tự phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phân tích mẫu, phối hợp chuyên gia của nhà thầu thực hiện lấy mẫu theo kế hoạch.
Thực hiện cập nhật các thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và phối hợp thông báo, cung cấp thông tin, dữ liệu đến các sở ngành, đơn vị có liên quan đe phối hợp trong công tác phòng ngừa, ứng phó với các diễn biến bất thường môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường liên quan kịp thời thông báo diễn biến tình hình môi trường nuôi thuỷ sản đến người nuôi trồng thuỷ sản.../.
Doãn Hưng
Bình luận