Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 11:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Độc đáo phiên chợ Âm Dương vùng Kinh Bắc

Thứ hai, 12/02/2024 08:02

TMO - Được tổ chức vào đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 Tết Nguyên Đán, phiên chợ Âm Dương trong Lễ hội truyền thống làng Ó, nay là khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) là một nét đẹp độc đáo trong văn hóa, mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của người dân vùng quan họ Kinh Bắc.

Chợ Âm Dương họp duy nhất 1 lần mỗi năm vào đúng đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 Tết Nguyên Đán. Đi chợ Âm Dương như một hình thức để cầu may mắn cho năm mới thuận hoà, động viên nhau trút bỏ muộn phiền, đổi buồn lấy vui, mua may bán rủi.

Lưu truyền, vào năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính hy sinh. Sau Tết Nguyên Đán, thân nhân của những người lính đó đã về tìm kiếm người thân bị hy sinh. Họ đến bãi chiến trường để thắp hương và đốt vàng mã cho người thân đã khuất. Từ đó, người dân quan niệm rằng cửa âm phủ chỉ mở 1 lần 1 năm vào đúng đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 Tết Nguyên Đán, cho người dưới âm gặp người trần gian. Từ đó chợ Âm Dương ra đời.

Điểm độc đáo, đặc biệt trong phiên chợ đó là trong quá trình mua bán sẽ không có tiếng mặc cả hay nói thách. Trong bóng đêm bao quanh khu chợ, mỗi người chỉ thấy bóng dáng đi lại thấp thoáng. Tại phiên chợ theo truyền thống từ xưa để lại thì người sống sẽ thắp hương, đốt vàng mã, đốt nến hoặc ngọn đèn dầu để kết nối với người đã mất. Họ quan niệm rằng đó là dịp để làm phúc, làm nhiều điều thiện với người đã khuất, cầu mong cuộc sống tâm linh của họ sẽ được thanh thản, mát mẻ hơn.

Chợ chỉ sử dụng ánh đèn sáng của nến hoặc đèn dầu, không dùng bóng điện. Ảnh: VN. 

Phiên chợ cũng không sử dụng đèn điện sáng mà chỉ sử dụng những ngọn nến nhỏ. Ánh sáng le lói của nến khiến không gian chợ càng huyền ảo, mơ hồ hơn bao giờ hết. Với tâm niệm nói to sẽ làm các linh hồn hoảng sợ nên người mua kẻ bán chỉ thì thầm to nhỏ với nhau.  Bên cạnh đó, theo dân gian người ta sẽ đặt một chậu nước ở đầu chợ để thử tiền âm hay dương. Nếu tiền nổi lên là tiền âm phủ, tiền chìm xuống là tiền của dương gian. Sau mỗi phiên chợ hàng năm, nhiều người truyền tai nhau rằng sau khi bán hàng vào sáng hôm sau, khi kiểm lại tiền hàng nhiều người bán chỉ nhận lại lá dong, lá mít…mà không thấy tiền thật đâu cả?.

Các mặt hàng được bày bán trong phiên chợ thường là vàng mã, hương nến, rượu, trầu cau, muối và hoa quả cúng trên bàn thờ…Ngoài ra gà đen là một mặt hàng rất độc lạ tại chợ Âm Dương. Bởi vì gà đen là biểu tượng của sự thần bí, tâm linh. Ai mua được gà đen là cả năm may mắn. Chợ tan khi còn đêm. Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước ăn trầu và hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Phiên chợ Âm Dương vẫn được tỉnh Bắc Ninh gìn giữ và bảo tồn như một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, độc đáo, thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của người dân xứ Kinh Bắc. Vẻ huyền bí và những câu chuyện kỳ lạ xung quanh phiên chợ đã thu hút nhiều sự quan tâm của người dân khắp cả nước, họ cùng nhau đổ về phiên chợ Âm Dương để trải nghiệm, bày tỏ nỗi nhớ đối với những người đã khuất và cầu mong may mắn, tài lộc trong dịp đầu xuân năm mới.

 

 

Bùi Minh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline