Hotline: 0941068156

Thứ tư, 09/10/2024 04:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ tư, 09/10/2024

Độc đáo Lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang)

Thứ bảy, 28/09/2024 06:09

TMO - Lễ hội đua bò Bảy Núi là nét văn hoá đặc trưng riêng biệt của dân tộc Khmer tỉnh An Giang. Lễ hội mang đến những giây phút náo nhiệt, hứng khởi cho hàng nghìn người dân tham dự. Đồng thời thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của dân tộc Khmer.

Hằng năm, hội đua bò Bảy Núi thường được tổ chức trong dịp lễ Sel Dolta (lễ cúng ông bà) của dân tộc Khmer Nam bộ, Lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Hoạt động này đã được nâng cấp thành Ngày hội Văn hóa – Thể thao quy mô cấp tỉnh, do huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang luân phiên đăng cai tổ chức.

Lễ hội đua bò thu hút đông đảo người dân, du khách. 

Để tổ chức hội đua bò truyền thống, đồng bào Khmer chọn một khoảng ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200 m, ngang 100 m có nước xăm xắp, được "trục" xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.

Đua bò theo từng đôi một. 

Đua bò theo từng đôi một, người điều khiển cặp bò còn gọi là “tài xế” hay “nài bò” đứng trên dàn bừa cầm roi (xà-lul) thúc vào bò để chúng chạy nhanh hay chậm. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, nài bò sẽ quất mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải quất cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc.

Cặp bò nào về đích trước sẽ vào vòng đấu sau và tiếp tục đấu loại trực tiếp cho đến khi còn hai cặp. Theo “luật chơi”, cặp bò nào chạy ra khỏi đường đua hay “nài bò” bị trượt khỏi bừa rơi xuống đất thì dù bò có về đích trước cũng bị thua…

Đến nay, không ai nhớ rõ đua bò có từ lúc nào. Chỉ biết từ ngày xưa gọi là đi bo bò và về sau gọi là đua bò. Thời điểm đua bò cũng là thời điểm nông dân Khmer Nam Bộ thu hoạch lúa xong nên rủ nhau mang bò đến các sân rộng trong chùa Khmer để bừa đất thí công cầu mùa lúa sau trúng vụ. Rồi từ bo bò họ tổ chức đua. Những cặp bò chiến thắng được các Sư cả, À cha tặng phần thưởng có khi là cái ách, cái bừa, sợi dây nài, vòng lục lạc...

Người dân, du khách hào hứng theo dõi trận đua bò.

Vào ngày hội, hàng chục nghìn khách du lịch và nhân dân đủ các thành phần, lứa tuổi từ các nơi ùn ùn kéo đến xem. Ai cũng tranh thủ đi sớm để chọn góc xem tốt, mang theo đồ ăn thức uống sẵn vì hội đua kéo dài từ sáng cho đến chiều mới kết thúc.

Trước những ý nghĩa về văn hoá, truyền thống mà Lễ hội đua bò Bảy Núi mang lại, ngày 19 tháng 1 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL về việc đưa “Hội đua bò Bảy Núi - An Giang” vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Năm 2024, Hội đua bò Bảy Núi sẽ diễn ra vào ngày 29/9 tại sân đua bò xã Vĩnh Trung, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Cùng với việc tổ chức Lễ Sel Dolta của đồng bào dân tộc Khmer thì đây còn là sự kiện nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2024, đặc biệt là chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 192 Ngày thành lập tỉnh An Giang .

Hội đua năm nay, dự kiến có khoảng 64 đôi bò tham dự, thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một lần thua theo mã số bốc thăm. Để góp thêm phần sôi động, mang đến không khí vui tươi cho hội đua bò năm nay, UBND thị xã Tịnh Biên bố trí dàn nhạc ngũ âm phục vụ người dân, du khách. Đây là yếu tố đặc biệt, giúp cho Hội đua bò Bảy Núi vừa mang tính vui tươi, vừa đậm tính văn hóa, để mọi người cảm nhận được bản sắc độc đáo của sự kiện này.

Lễ hội đua bò Bảy Núi mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer vùng Bảy Núi, An Giang. Lễ hội không chỉ có đông đảo các đội đua bò ở địa phương trong và ngoài tỉnh tham dự mà còn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Từ đó quảng bá hình ảnh đua bò Bảy Núi đến đông đảo nhân dân trong nước và thế giới;  hướng đến xây dựng nền du lịch, văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

 

Hoài An 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline