Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 19:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Điều chỉnh sản xuất vụ Hè Thu, ứng phó với hạn hán

Thứ sáu, 10/05/2024 07:05

TMO - Trước tình hình nắng nóng kéo dài, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với khô hạn. 

Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác các công trình thủy lợi Ninh Thuận, tính đến sáng 9/5/2024, dung tích tại 23 hồ chứa nước trên toàn tỉnh còn khoảng 150 triệu m3/417 triệu m3 tổng dung tích thiết kế. Hiện, hồ CK7 và Ông Kinh đã hết nước; các hồ Sông Biêu, Suối Lớn, Tân Giang và Bầu Ngứ đã xuống mực nước chết; dự báo hồ Lanh Ra và Bầu Zôn sẽ hạ thấp đến mực nước chết trong tuần tới.

Huyện Ninh Hải có 3 hồ thủy lợi chính, là: hồ Thành Sơn, Ông Kinh và hồ Nước Ngọt. Hiện, hồ Ông Kinh đã hết nước; lượng nước trong hai hồ còn lại chiếm khoảng 50% tổng dung tích thiết kế. Một số ao, giếng đào tại các xã Thanh Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải đứng trước nguy cơ cạn nước và nhiễm mặn, do đó, nhiều vùng có thể không tổ chức sản xuất vụ hè thu năm 2024.

Địa phương đã vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu là những loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, chịu hạn tốt nhưng cần ít nước tưới, như: măng tây, mè đen, ngô,… chú trọng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, vì các loại cây lâu năm như: nho, dừa nếu bị chết thì việc trồng lại mất rất nhiều chi phí và thời gian chăm sóc. Đồng thời, khuyến cáo nông dân vừa thu hoạch nho đợt sau Tết Giáp Thìn dừng cắt cành thời điểm hạn, vì không đủ nước tưới sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả nho. 

Hiện nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã cạn nước, đòi hỏi địa phương cần có triển khai phương án để đảm bảo sản xuất trong vụ Hè Thu. Ảnh: 

Tại huyện Thuận Bắc, lượng nước tại các hồ đập: Sông Trâu (14,503 triệu m3/31,53 triệu m3), Bà Râu (1,585 triệu m3/4,67 triệu m3), Lợi Hải (1,85/3,26 triệu m3, Ba Chi (0,266 triệu m3/0,48 triệu m3), Ma Trai (0,457 triệu m3/0,482 triệu m3). Do đó, huyện ưu tiên nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, sau đó mới tính đến nước phục vụ cho công nghiệp, sản xuất. oàn huyện có 9 hệ thống cấp nước sinh hoạt và đã được đấu nối liên thông nên bảo đảm việc cung ứng nước sinh hoạt cho nhân dân và nước uống cho tổng đàn trâu, bò, dê, cừu hơn 40.455 con.

Để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, huyện Thuận Bắc đã chỉ đạo các địa phương tổ chức 12 lớp tập huấn cho các hộ dân tại 6 xã cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch vụ đông xuân để dự trữ và chế biến thức ăn cho đàn gia súc trong mùa khô hạn, nên bảo đảm nguồn thức ăn cho vật nuôi. Trong vụ Hè Thu này, toàn huyện sẽ gieo trồng 3.133ha; chuyển đổi 57ha cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao nhưng sử dụng ít nước trên vùng đất trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả; sẽ dừng sản xuất 832ha tại các vùng cuối kênh.

Sở NN&PTNT Ninh Thuận cho biết, sau khi tính toán nguồn nước ưu tiên phục vụ sinh hoạt, nước uống cho gia súc và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, nguồn nước cho cây trồng lâu năm, trên cơ sở nguồn nước còn lại tại các hồ chứa, Sở NN&PTNT đã tham mưa UBND tỉnh ban hành kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu năm 2024.

Theo đó, kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 của tỉnh Ninh Thuận được xây dựng với 2 phương án. Phương án 1, nếu tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh không mưa, các hồ không có lượng nước đến bổ sung; hồ Đơn Dương dung tích dưới 100 triệu m3 thì tỉnh điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới của 20/23 hồ chứa (trừ hồ Tà Ranh, Bầu Zôn, Ông Kinh), toàn bộ khu tưới của hệ thống Sông Pha, Nha Trinh - Lâm Cấm và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý với tổng diện tích là 23.460ha, trong đó lúa 13.460ha, hoa màu 10.000ha.

Phương án 2, nếu trong tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh có mưa, dung tích các hồ chứa trên địa bàn đạt trên 50% dung tích thiết kế thì sẽ điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới của 23 hồ chứa, toàn bộ khu tưới của hệ thống sông Pha, Nha Trinh – Lâm Cấm và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích trên 29.200ha, trong đó lúa 14.467ha, hoa màu 14.800ha. 

Để đảm bảo diện tích xuống giống không bị thiếu nước, Sở NN&PTNT tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, đặc biệt là lượng nước được tích trữ tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh và hồ Đơn Dương để chủ động có phương án sản xuất linh hoạt, hiệu quả; tổ chức điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với sản xuất cụ thể từng xứ đồng; ứng phó với việc sản xuất lệch vụ, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Công ty TNHH MTV Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận sẽ thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phối hợp với chính quyền địa phương, tổ hợp tác dùng nước (PIM) xây dựng kế hoạch điều tiết nước thật chi tiết, cụ thể cho từng tuyến kênh, từng xứ đồng để đảm bảo cấp nước tiết kiệm, đủ cho cả cả vụ. Đồng thời tham mưu Sở NN&PTNT làm việc với Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi để thống nhất lưu lượng chạy máy phát điện đảm bảo cấp nước cho vùng hạ du của tỉnh sản xuất trong vụ Hè Thu này. Trường hợp nguồn nước của từ nhà máy thủy điện Đa Nhim không đảm bảo, công ty sẽ xem xét bổ sung tiếp nước từ hồ chứa nước Sông Cái và hồ Sông Sắt (huyện Bác Ái) để đảm bảo cho các nhu cầu ở vùng hạ du.

Nông dân huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn là cây nha đam. 

Trước tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài Sở NN&PTNT tỉnh đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động bà con nông dân xuống giống đúng thời vụ, tập trung theo cơ cấu giống và thời vụ đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo. Đối với giống lúa, Sở NN&PTNT khuyến cáo sử dụng giống lúa cấp xác nhận, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như “1 phải 5 giảm”, “3 giảm 3 tăng”; ưu tiên lựa chọn các giống ngắn ngày, giống có chất lượng; quản lý và điều tiết nước tiết kiệm, hiệu quả tùy vào giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, dự tính dự báo sâu bệnh kịp thời. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng". 

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT cũng xây dựng kế hoạch sản xuất rau màu linh hoạt, xem xét điều chỉnh cơ cấu giống rau củ, quả có thời gian bảo quản dài, phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, cung ứng ra ngoài tỉnh, chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý, quản lý dịch hại và bón phân cân đối. Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, không để úng cục bộ. Ngoài ra, thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để có các biện pháp chỉ đạo, ứng phó kịp thời, hiệu quả. Hướng dẫn người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật như sử dụng đại trà các giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất, chất lượng cao để tăng hiệu quả kinh tế.

Vừa qua, để giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất và đời sống người dân do hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn tác động, UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định thành lập 3 tổ công tác, thường xuyên kiểm tra tình hình hạn hán tại các địa phương. Qua đó, chủ động triển khai các giải pháp để ứng phó kịp thời và hiệu quả, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống của người dân trước bối cảnh hạn hán đang diễn ra gay gắt. 

Các tổ công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng phụ trách lĩnh vực phòng, chống thiên tai chỉ đạo trực tiếp; lãnh đạo các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm phụ trách từng địa bàn để theo dõi việc triển khai thực hiện, phối hợp theo dõi chỉ đạo, kiểm tra và vận hành, đảm bảo công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh và cụ thể theo từng địa phương.

Nhiệm vụ của các tổ công tác là thường xuyên bám sát cơ sở, tập trung giải quyết kịp thời nguồn nước cho người dân và nước uống cho gia súc; kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt, nước uống trong suốt mùa khô hạn năm 2024; trong đó, ưu tiên tạo các nguồn nước bảo đảm phục vụ đủ nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân.

Bên cạnh đó, tổ công tác chỉ đạo các địa phương tổ chức gieo trồng vụ Hè Thu đúng theo kế hoạch đề ra; kiên quyết không tổ chức tưới những diện tích gieo trồng ngoài kế hoạch; khẩn trương kiểm tra, khảo sát xây dựng kế hoạch đào ao, tạo nguồn nước uống tại chỗ cho đàn gia súc. Lực lượng chức năng hướng dẫn người dân khẩn trương di chuyển đàn gia súc đến những khu vực có nguồn thức ăn, nước uống, không để gia súc chết do không có thức ăn, suy dinh dưỡng và phát sinh dịch bệnh…Các đơn vị liên quan, các chủ rừng chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng cháy, chữa cháy rừng; tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô.

 

 

Lê Thuận

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline