Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Điện lực Hà Tĩnh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý, vận hành lưới điện 110kV

Thứ tư, 14/09/2022 13:09

TMO - Thực hiện chủ đề "Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam", của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Hà Tĩnh, Đội Quản lý vận hành (QLVH) lưới điện cao thế Hà Tĩnh đã triển khai áp dụng chuyển đổi số, sử dụng các phần mềm quản lý kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, lưu trữ dữ liệu trong công tác quản lý vận hành lưới điện 110kV.

Tình trạng vận hành của các thiết bị đều được cập nhật lên phần mềm PMIS 

Đội QLVH lưới điện cao thế Hà Tĩnh được giao nhiệm vụ vận hành 09 trạm biến áp và 11 đường dây 110kV với tổng chiều dài hơn 234km. Nếu như trước đây, hệ thống nguồn, lưới điện được quản lý qua giấy tờ, sổ sách thì hiện nay, khi thực hiện chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu đồng bộ về hệ thống thiết bị nguồn lưới điện cho phần mềm PMIS.

Do đó, các thông tin của thiết bị như máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp đến các thiết bị phụ trợ như rơ le, đồng hồ đo đếm…đều được cập nhập, thông tin, lịch sử vận hành trong phần mềm PMIS và lưu trữ theo từng vị trí, ngăn lộ đường dây, đơn vị cụ thể. Mọi người có thể tra cứu hay khai thác thông tin thiết bị nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn.

Công nhân Đội QLVH lưới điện cao thế thực hiện kiểm tra ban đêm  

Cũng trên cơ sở dữ liệu về được cập nhật thường xuyên qua chương trình PMIS, các thiết bị điện quan trọng như máy biến áp, máy cắt, dao cách ly trong trạm biến áp 110kV được chấm điểm CHI (Condition Health Index - Chỉ số sức khỏe của thiết bị) và phân tích tình trạng vận hành để “chẩn đoán bệnh” trong thời gian thực, trên cơ sở đó có biện pháp tăng cường theo dõi trong công tác vận hành, kịp thời điều chỉnh chu kỳ kiểm tra thử nghiệm và có biện pháp bảo dưỡng, xử lý, tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Đến thời điểm hiện tại, Đội QLVH lưới điện cao thế Hà Tĩnh đã thực hiện CBM cấp độ một 1059 thiết bị của 9/9 TBA 110kV, đã thực hiện CBM cả 3 cấp độ cho 11/13 đường dây 110kV.

Đội QLVH lưới điện cao thế Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số trong vận hành 

Thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành, nhân viên tổ thao tác lưu động không phải trực tiếp ghi chỉ số điện thủ công mà thực hiện hoàn toàn tự động thông qua việc dữ liệu số tự động thu thập về máy tính. Cùng với đó, tạo ra bước đột phá trong công tác điều khiển theo dõi, cập nhật tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị tại trạm biến áp, đồng thời giúp tối ưu hóa nhân lực, tăng năng suất lao động trong công tác quản lý, vận hành trong lưới điện 110kV trên địa bàn Hà Tĩnh, hạn chế các sai sót khi ghi và nhập chỉ số bằng thủ công.

Công tác sửa chữa bảo dưỡng không những dựa trên các điều kiện thực tế mà còn khai thác tiện lợi dữ liệu qua các ứng dụng, phần mềm để sớm phát hiện các nguy cơ có thể gây ra sự cố. Đội cũng đã huấn luyện, hướng dẫn cho 100% công nhân viên trong đơn vị sử dụng máy đo phóng điện cục bộ PD, Camera nhiệt, Flycam và cập nhật lên phần mềm số hóa. Công nhân kiểm tra lưới điện cũng được thực hiện nhanh chóng trên App mobile… 

Với những hiệu quả do chuyển đổi số mang lại, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm thực hiện của toàn bộ cán bộ công nhân viên, thời gian tới Đội QLVH lưới điện cao thế Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tích hợp công nghệ số vào mô hình quản lý vận hành nhằm nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng./. 

 

 

Hồng Nhung

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline