Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 22:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Điện Biên: Canh tác lúa thông minh, giảm phát thải 

Thứ ba, 18/02/2025 18:02

TMO - Vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025, tỉnh Điện Biên lần đầu tiên triển khai thí điểm mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải, bước đầu cho thấy nhiều triển vọng. 

Mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải nhà kính do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên phối hợp với các công ty: NetZero Carbon; BSB Nanotech và Spiro Carbon thực hiện tại các huyện: Điện Biên, Mường Ảng và Tuần Giáo. Tổng diện tích thực hiện mô hình 86ha, vượt 20ha so với kế hoạch đề ra. Trong đó: Huyện Điện Biên 53ha; Mường Ảng 23ha và Tuần Giáo 10ha. 

Trong đó, toàn bộ diện tích canh tác lúa thông minh được áp dụng biện pháp kỹ thuật quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra vừa tăng năng suất vừa đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất; rút nước theo nguyên tắc ướt khô xen kẽ (AWD); quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nền tảng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM).

Tham gia dự án người nông dân được hỗ trợ: Chế phẩm ECO – OK; phân bón trung vi lượng Cherry; chế phẩm vi sinh; công nghệ đo lường phát thải khí mê tan trong quá trình canh tác lúa và báo cáo lượng khí giảm phát thải CO2e quy đổi; được tập huấn kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải nhà kính.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên cho biết: Việc triển khai mô hình nhằm áp dụng, chuyển giao và nhân rộng công nghệ sản xuất tiên tiến, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa.

Thông qua mô hình này, khuyến khích và hỗ trợ nông dân phát triển phương thức sản xuất bền vững như: Nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp thuận thiên… dựa vào cộng đồng và thân thiện với môi trường. Qua đó giảm thiểu rủi ro cho người dân và góp phần cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích.

Tham gia mô hình, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải nhà kính. Ảnh: BĐB. 

Mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải nhà kính áp dụng biện pháp kỹ thuật quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra vừa tăng năng suất vừa đảm bảo ổn định độ phì nhiêu đất. Việc rút nước theo nguyên tắc ướt khô xen kẽ (AWD); quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nền tảng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Toàn bộ quy trình kỹ thuật được theo dõi, quản lý bởi vệ tinh.

Theo thuyết minh dự án, mô hình giảm 30% chi phí đầu vào, tỉ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%, góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải. Bên cạnh đó, tham gia mô hình người nông dân có thêm thu nhập từ bán tín chỉ Carbon với đơn giá 20 USD/1 tấn giảm phát CO2e (1 tín chỉ carbon quy đổi).

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh: Việc áp dụng mô hình canh tác lúa thông minh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính vào sản xuất đã tận dụng được nguồn phân hữu cơ, giảm chi phí đầu tư: giống, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, đem lại hiệu quả cao về các mặt: kinh tế, kỹ thuật, xã hội và thân thiện môi trường, từng bước giúp nông dân cải tiến kỹ thuật trồng lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, khi kết thúc vụ sản xuất lúa, ngoài bán hạt lúa chất lượng cao thì nông dân còn có nguồn thu nhập khác từ việc bán tín chỉ Carbon nhờ canh tác giảm phát thải khí nhà kính.

Đồng thời, tuyên truyền đến các hộ dân tham gia dự án về hiệu quả kinh tế, môi trường của mô hình so với hình thức canh tác truyền thống, khuyến cáo người dân tiếp tục tuân thủ quy trình kỹ thuật và từng bước nhân rộng mô hình. 

Lần đầu tiên tham gia mô hình thí điểm canh tác lúa thông minh, giảm phát thải, bà Trần Thị Lợi, đội Chăn Nuôi 2 (xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) cho biết: Gia đình tôi tham gia mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải nhà kính. Ban đầu lúc mới nghe thì thấy cách làm này phức tạp, kỳ công nhưng khi được cán bộ kỹ thuật tận tình hướng dẫn, giờ gia đình tôi đã biết tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, cây phân xanh rồi dùng chế phẩm vi sinh ủ phân hữu cơ và ủ phân chuồng hoai mục.

Với nhiều hộ gia đình khác tham gia mô hình đều cho biết: Dù mô hình mới triển khai nhưng hiệu quả bước đầu là giảm đáng kể chi phí sản xuất. Đặc biệt, một thay đổi quan trọng là sau mỗi vụ thu hoạch, bà con không còn đốt rơm rạ trên đồng ruộng như trước. Thay vào đó, rơm được thu gom và tận dụng để trồng nấm, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất đệm lót sinh học hoặc phân bón hữu cơ.

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tổ chức thăm đồng, kiểm tra thực tế mô hình. Kết quả cho thấy lúa trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt; người dân nghiêm túc thực hiện quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. Thời gian tới, sau khi hoàn tất thu hoạch và đánh giá hiệu quả sẽ nhân rộng mô hình nhằm hướng tới sản xuất bền vững, nâng cao giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính là một trong những vấn đề được toàn thế giới quan tâm, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến các quốc gia. Trong đó, giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược của quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26-07-2022.

Theo thống kê, mỗi năm, hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn khí thải CO2, chiếm trên 30% tổng lượng khí CO2 toàn quốc. Trong đó, sản xuất lúa nước chiếm khoảng 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp; chăn nuôi chiếm khoảng 19%; sử dụng phân bón và quản lý đất chiếm 13%; đốt tàn dư thực vật gây phát thải chiếm khoảng 1,6%.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, việc nước ta thúc đẩy sản xuất lúa nước theo hướng tăng trưởng xanh và giảm phát thải khí nhà kính là minh chứng rõ ràng cho cam kết mạnh mẽ của Chính phủ. Trước đó, tại  Hội nghị COP 26, Chính Phủ đã cam kết với thế giới rằng, Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cùng nhiều địa phương và các cơ quan cũng đã ban hành những chính sách khuyến khích áp dụng những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, giảm phát thải trong những lĩnh vực khác nhau, trong đó bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

Trần Thảo

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline