Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 12:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Điện Biên: Bảo tồn giống lúa bản địa để xây dựng thương hiệu

Thứ ba, 01/07/2025 05:07

TMO - Nhằm giữ gìn giá trị nông nghiệp truyền thống và nâng cao chất lượng sản phẩm, tỉnh Điện Biên đang đẩy mạnh bảo tồn và phát triển các giống lúa bản địa quý. Việc bảo vệ nguồn gen đặc hữu không chỉ góp phần bảo đảm sinh kế cho người dân vùng cao mà còn tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thương hiệu gạo đặc sản mang bản sắc riêng của vùng Tây Bắc.

Việc sử dụng giống chất lượng, đồng thời áp dụng kỹ thuật canh tác cải tiến từ xử lý đất, bón phân hữu cơ đến cấy bằng máy đang dần trở thành thói quen, hướng phát triển bền vững cho thương hiệu gạo Điện Biên. Dựa vào nền tảng giống tốt sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao giá trị, giữ quyền kiểm soát thương hiệu tại các cánh đồng trên địa bàn.

Thống kê từ ngành nông nghiệp Điện Biên, tổng diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh năm 2024 đạt 54.613,29ha, vượt kế hoạch đối với cả vụ đông xuân và vụ mùa. Trong đó, vụ đông xuân có 9.831,16ha (gồm 78,59% lúa thuần, 0,16% lúa lai); vụ mùa có 21.289,9ha (61,86% lúa thuần, 2,56% lúa lai), còn lại là giống truyền thống địa phương.

Sở Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng các mô hình trình diễn nhiều giống mới (BC15, TBR 225, ADI 168, Đài thơm, lúa nếp 97...) và áp dụng kỹ thuật như bón phân hữu cơ, cấy bằng máy gắn động cơ, phương pháp “3 giảm, 3 tăng” tại nhiều huyện: Mường Ảng, Mường Chà, Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Nhé và TX. Mường Lay.

Đại diện Phòng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường) khẳng định: Giống lúa là yếu tố cốt lõi để hình thành mô hình sản xuất giảm phát thải, đảm bảo chất lượng, an toàn. Muốn giữ vững và phát triển bền vững thương hiệu gạo Điện Biên, trước hết phải có giống tốt, phù hợp với nhiều phân khúc thị trường.

Thực tế trên cánh đồng Mường Thanh hiện nay có nhiều giống lúa chất lượng như: Séng cù, Bắc thơm, Dự hương, Đài thơm, các loại nếp… Bà con thường chọn giống phù hợp với chất lượng và điều kiện canh tác. Trước đây, tỉnh Điện Biên từng xây dựng chỉ dẫn địa lý cho hai giống IR 64 và Bắc thơm số 7, nhưng sau 5 - 7 năm canh tác, các giống đó bắt đầu thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm mạnh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tạo ra giống mới, tiếp tục giữ gìn thương hiệu “gạo Điện Biên”.

Gạo Điện Biên với hương vị dẻo, thơm ngon được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng. (Ảnh: BLĐ). 

Việc đưa giống lúa mới canh tác trên cánh đồng Điện Biên không làm mất thương hiệu gạo Điện Biên mà còn tạo ra các giống mới chất lượng, phù hợp với nhiều phân khúc thị trường.

Đáng chú ý, trong dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Gạo Mường Thanh và Dứa mật Pu Lau”, tiêu chí chứng nhận gạo Mường Thanh chú trọng nguồn gốc xuất xứ, giống chủ lực, thu thập mẫu phân tích theo TCVN 8548:2011 và TCVN 9027:2011, lấy mẫu tại 12 xã trong cánh đồng và 9 xã ngoài, với ít nhất 45 mẫu. Qua đó xác định chính xác các giống chủ lực như: Séng cù, vai gãy, Hana, Đài thơm, Tám thơm, nếp N97, N87 để bảo vệ chất lượng gạo nguyên bản Điện Biên. Theo nội dung dự án, việc đưa giống mới không đồng nghĩa với mất đi thương hiệu gạo Điện Biên.

Những giống mới qua thử nghiệm, có chất lượng tốt, phù hợp có thể được triển khai gieo trồng trên cánh đồng Mường Thanh. Nếu đơn vị cung cấp giống muốn đưa vào cơ cấu chính thức cánh đồng, có cơ quan chuyên môn theo dõi và đánh giá trước, sau khi chứng minh tương đương hoặc vượt trội so với giống cũ về năng suất, chất lượng sẽ được đưa vào kế hoạch.

Cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành theo dõi giống lúa mới, nếu phát triển ổn định, được bà con ưa chuộng có thể nghiên cứu đưa vào cơ cấu giống hàng năm. Các giống lúa chỉ cần đứng vững trên các cánh đồng khoảng 10 năm là thành công. Hiện có nhiều giống mới thơm, dẻo, ngon hơn, song phải qua thử nghiệm, đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng đại trà, để tránh thoái hóa giống cũ, giữ vững chất lượng gạo Điện Biên. Việc đa dạng hóa giống lúa vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa giảm rủi ro bệnh hại vốn thường xảy ra khi phụ thuộc vào 1 - 2 giống chính.

Quá trình bảo tồn và phát triển giống lúa bản địa ở Điện Biên không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ nguồn gen lúa gạo quý mà còn là chiến lược dài hạn để nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương. Khi các giống lúa đặc sản được xây dựng thương hiệu, gắn liền với vùng miền và văn hóa canh tác truyền thống, người nông dân sẽ có thêm cơ hội nâng cao thu nhập và phát triển nông nghiệp hiệu quả. Đồng thời góp phần phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống. Đây là hướng đi cần thiết để Điện Biên khẳng định vị thế trên thị trường gạo chất lượng cao trong nước và quốc tế.

 

 

Thu Minh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline