Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 04:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

Dịch sốt xuất huyết lây lan mạnh tại khu vực Đông Nam Á

Thứ hai, 08/04/2024 13:04

TMO - Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đang triển khai nhiều biện pháp cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng trước sự gia tăng của số ca mắc bệnh sốt xuất huyết. 

Năm 2022, Singapore ghi nhận gần 10.000 ca nhiễm và 6 ca tử vong. Nhưng chỉ trong chưa tới 3 tháng đầu năm nay (tính đến 23/3), nước này đã có hơn 4.800 ca mắc sốt xuất huyết, chiếm gần 50% tổng số ca nhiễm trong cả năm 2023. Trong năm 2023, Malaysia ghi nhận hơn 123.000 ca mắc, tăng 86% so với khoảng 66.000 ca của năm trước đó. Số ca tử vong chạm mốc 100, gần gấp đôi năm 2022 (56 ca). Tính đến ngày 16.3, nước này có 38.524 ca mắc và 24 ca tử vong.   

Ở Indonesia, nước này đã ghi nhận hơn 21.000 ca nhiễm và ít nhất 191 ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết tính đến đầu tháng 3 vừa qua. Tại tỉnh Tây Java đông dân nhất nước, chính quyền đã được đặt trong tình trạng báo động, với cảnh báo về tình trạng khẩn cấp nếu số ca nhiễm không giảm. Các chuyên gia cho biết, tình trạng sốt xuất huyết gia tăng ở quần đảo này là do nhiều yếu tố, trong đó có hiện tượng El Nino khiến thời tiết nóng hơn - rút ngắn thời gian ủ bệnh của virus sốt xuất huyết trong muỗi.

Chính phủ các quốc gia Singapore, Malaysia và Indonesia đang triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn sự gia tăng của số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (Ảnh minh họa). 

Tại Malaysia, Bộ trưởng Y tế Dzulkefly Ahmad cho rằng sự gia tăng các ca sốt xuất huyết là do biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh chóng cũng như việc quản lý chất thải và trữ nước không đúng cách, tạo cơ hội cho muỗi Aedes sinh sản. Tại quốc gia này, ngoài việc phòng ngừa, giám sát và sự tham gia của cộng đồng, chính phủ còn hợp tác với một tổ chức nghiên cứu và phát triển thuốc phi lợi nhuận để tiến hành thử nghiệm lâm sàng một số loại thuốc được tái sử dụng cho bệnh sốt xuất huyết. Bộ trưởng Y tế Malaysia Dzulkefly cho biết, chương trình này nhằm mục đích “điều trị hiệu quả và dễ tiếp cận về mặt chi phí trong vòng 5 năm tới”. 

Bộ Y tế Indonesia cho biết, tình hình sẽ còn tệ hơn nữa khi mà dịch còn chưa lên tới đỉnh. Dự báo số ca sốt xuất huyết tiếp tục tăng trong giai đoạn chuyển từ mùa mưa sang mùa khô diễn ra từ tháng 3 tới tháng 4. Bộ Y tế lý giải cho tình trạng bùng phát dịch sốt xuất huyết năm nay ở Indonesia là do hiện tượng El Nino làm thời tiết nóng lên và kéo dài mùa mưa khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh.

Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết, Bộ này đang trong quá trình mua thuốc diệt ấu trùng muỗi và thuốc trừ sâu để diệt muỗi trưởng thành nhằm kiểm soát sự lây truyền bệnh, đồng thời thúc giục người dân tiếp tục khơi thông cống rãnh, xóa bỏ nơi muỗi đẻ trứng. Indonesia hướng tới mục tiêu lâu dài do Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra là đến năm 2030 sẽ không có ca tử vong nào do sốt xuất huyết với việc áp dụng bốn chiến lược: thúc đẩy và phòng ngừa; giám sát; can thiệp y tế; trị liệu.

Còn tại Singapore, nước này tiếp tục tăng cường việc kiểm tra, giám sát và xử phạt các cơ sở bao gồm người dân và doanh nghiệp khi lơ là để cho muỗi sinh sản; tiếp tục đẩy mạnh truyền thông nâng cao ý thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân. Nước này cũng tiếp tục dự án thả muỗi biến đổi gien Wolbachia khiến muỗi để trứng nhưng không nở. Ở những nơi đã từng triển khai dự án, số lượng muỗi đã giảm tới 90%. 

Vào năm 2012, Singapore cũng mở rộng việc giám sát virus sốt xuất huyết thành một hệ thống xuyên biên giới, cùng với các cơ quan y tế Malaysia và các chuyên gia Indonesia thành lập mạng lưới “United In Tackling Epidemia Dengue” để chia sẻ thông tin và kiến thức. Với vị thế của Singapore là một trung tâm thương mại và du lịch, việc chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới rất hữu ích trong việc xác định các dòng virus phổ biến trong khu vực và mối liên hệ của chúng với các đợt bùng phát ở các quốc gia. 

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline