Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 12:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

[Di sản địa chất] Tiềm năng nhưng chưa phát huy hết giá trị

Thứ năm, 24/11/2022 19:11

TMO - Việt Nam có tài nguyên di sản địa chất phong phú, giới chuyên gia cho rằng nếu biết cách khai thác, đây là đòn bẩy cho phát triển du lịch, kinh tế xã hội tại các vùng núi cao.

Tài nguyên di sản địa chất ở Việt Nam trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây đã bước đầu được quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị. Đến nay đã có 5 di sản địa chất được UNESO công nhận theo tiêu chí. Trong số này có 3 công viên địa chất toàn cầu là công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) được công nhận năm 2010; Công viên Địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng được công nhận năm 2018; Công viên địa chất toàn cầu hang động núi lửa Đắk Nông được công nhận năm 2020. Ngoài ra, Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận 2 lần vào các năm 1994 (theo tiêu chí cảnh quan) và 2000 (theo tiêu chí địa chất) và Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận năm 2003 theo tiêu chí địa chất.

Vẻ đẹp của Công viên địa chất Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng)

 Các khu vực có tiềm năng đề nghị xây dựng các khu bảo tồn di sản địa chất và công viên địa chất: Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn); khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa - Cam Đường, tỉnh Lào Cai; khu vực chùa Hương Tích (Hà Nội); khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội); khu vực Đầm phá Tam Giang - Vịnh Chân Mây, Thừa Thiên Huế; khu vực Cù Lao Chàm - hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam; khu vực Bình Sơn - Lý Sơn, Quảng Ngãi; khu Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu; Khu dự trữ sinh quyển biển Kiên Giang - Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang...

Phát huy giá trị như thế nào?

Du lịch địa chất là loại hình du lịch bền vững, mang tính giáo dục, và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương có liên quan, đã được áp dụng từ lâu ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Công viên địa chất nổi lên như là một loại hình mới trong lĩnh vực du lịch địa chất, mở ra một kỷ nguyên mới của trách nhiệm xã hội và du lịch  thân thiện với môi trường Việt Nam. Công viên địa chất thúc đẩy một mô hình bảo vệ tích hợp giữa bảo tồn các đặc điểm và di sản địa chất nổi bật, đồng thời khuyến khích các cơ hội giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội.

Để phát huy tốt tiềm năng Di sản địa chất, một số chuyên gia cho rằng cần hiểu rõ dựa trên những giá trị khác biệt và nổi bật của di sản địa chất để tạo ra các sản phẩm du lịch gắn với từng địa phương mang tính đặc thù và hấp dẫn, khai thác tối đa những đặc trưng ưu việt, kết hợp với giá trị văn hóa bản sắc của từng vùng miền, góp phần đưa du lịch địa chất phát triển theo hướng đột phá, bền vững và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch phối hợp cụ thể để bảo vệ, bảo tồn, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý các di sản địa chất cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, bởi theo thời gian, chúng sẽ đứng trước các nguy cơ bị hủy hoại bởi tác động của các điều kiện tự nhiên và con người.

 

 

Tú Quyên

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline