Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 01:07

Tin nóng

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ ba, 08/07/2025

Đến ngày 15/4, gần 220 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 18/04/2022 19:04

TMO – Quần thể chè cổ thụ Shan tuyết, 2 cây đa, thị cổ thụ…có niên đại hàng trăm năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Nâng tổng số cây cổ thụ được công nhận từ đầu năm 2022 đến nay lên 215 cây.

Theo đó, tính từ tháng 1/2022 đến ngày 15/4/2022, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Ngọc Sinh đã ký Quyết định công nhận 215 cây cổ thụ là Cây Di sản theo đề xuất của Hội đồng Cây Di sản (thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam).

Cụ thể gồm: Cây Giá tỵ (Teck) trên 100 năm tuổi tại chùa Linh Sơn Pháp Ấn, huyện Cam Lâm và cây trôm mủ 270 năm tuổi, chu vi thân 4,6m, cao 14m, ở chùa Thiên Tứ, tổ dân phố Mỹ Trạch, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa).

2 cây đa cổ thụ tại đình làng thôn Thượng Trung, xã Liên Am Phụng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng); 3 cây chò xanh cổ thụ trên 400 năm tuổi, mọc tự nhiên ở sườn núi Mường Mu, thôn Tân Phúc, xã Tú Lệ, huyện Quan Hoá (Thanh Hóa). Cây số 1 hơn 500 năm, đường kính thân 3,43 m, cao 45 m; cây số 2 hơn 400 năm, đường kính thân 3,09 m, cao hơn 40 m; cây số 3 hơn 400 năm, đường kính thân 3,03 m, cao 40 m.

Nhà báo Phùng Quang Chính, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đọc Quyết định công nhận cây thị (Đống Đa, Hà Nội) là Cây Di sản.

Quần thể 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại 2 thôn Xín Chải và Hấu Chua (cùng xã Xín Chải) huyện Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên; Quần thể 100 cây Chè Shan tuyết cổ thụ từ 120 năm đến gần 200 năm trong khuôn viên và nương rẫy ở bản Pàn Ngùa và Cho Đáy, xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

02 cây Bách tán Đài Loan trên 300 tuổi tại khu vực Thác Đá, Lô 11- Khoảnh 8 – tiểu khu 529 (thuộc địa giới hành chính xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Đây là 2 cá thể trong quần thể Bách tán Đài Loan duy nhất còn lại ở nước ta. Cây số 1 trên 300 năm tuổi, chu vi thân 280 cm chiều cao: 45 m; ây số 2 trên 200 năm tuổi, chu vi thân 145 cm, chiều cao 32 m.

Cây thị (Cây Di sản Việt Nam) tại quận Đống Đa, Hà Nội.

01 cây Muỗm trên 200 năm; chu vi thân: 3,0 m, cao: 15 m, trồng trước cửa Chùa Phúc Khê, thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. 01 cây Trôi trên 500 năm; chu vi thân: 3,8 m; cao: 30 m được tròng khu vực: Chùa Bảo Tháp – Miếu Minh Từ, thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; 01 cây Thị  gần 300 năm, chu vi thân 4.9m, cao 20 m trong khuôn viên  Đình Trung Tự, phường Khương Liên, quận Đống Đa và cây Me cổ thụ trên 200 năm tuổi tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Ngoài ra còn một số cây cổ thụ đang đợi bổ sung thêm mẫu phân tích để xác định tên khoa học, như cây cọ gần 300 năm, chu vi thân hơn 1 mét, cao 27 m ở  Đình làng thôn Nguyễn xã An Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam…

Theo GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản, trong số 215 cây cổ thụ được công nhận có những cây địa phương gửi từ cuối năm 2021, nhưng nhiều cây trong số này do hồ sơ chưa đủ, cần bổ sung thêm tài liệu và quá trình thẩm định thực địa rất kỹ, các nhà khoa học (thành viên Hội đồng) nhiều lần họp phân tích mới đi đến thống nhất đưa vào danh sách đề nghị công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Phát biểu trong buổi dự lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam mới đây tại quận Đống Đa, Hà Nội, GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh nhấn mạnh: “Việc cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam không những có ý nghĩa thiết thực trong bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, môi trường sống mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Đồng thời tạo điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch tham quan trải nghiệm, góp phần phát triển ngành du lịch địa phương.

 

Phạm Dung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline