Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 02:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

[Đề xuất thay thế cây xanh ở Hà Nội] Cần nghiên cứu kỹ, thận trọng và khoa học

Thứ tư, 26/10/2022 15:10

TMO - Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng với nhiều dự án hạ tầng cơ sở cũng như công trình xây dựng đang mọc lên dẫn đến không gian đô thị ngày càng bị thu hẹp, do đó nhu cầu tận hưởng những không gian xanh của cư dân đô thị đang ngày càng trở nên cấp thiết.

Hà Nội sẽ thay thế hàng loạt cây cong, già cỗi, kém thẩm mỹ

UBND TP. Hà Nội đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố. Tại nội dung "Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị 5 năm và hàng năm", trong dự thảo bao gồm một số nội dung chính như: Khảo sát, lập kế hoạch trồng mới, cải tạo, chỉnh trang cây trên đường phố, trong công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác của đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đó có hạng mục cây xanh.

Những hàng cây xanh là điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của từng con phố tại Hà Nội.

Thành phố cũng sẽ khảo sát, chặt hạ và trồng thay thế cây bị chết, cây có nguy cơ không đảm bảo an toàn, cây có nguy cơ gãy đổ đột ngột. Đặc biệt, Hà Nội sẽ khảo sát, lập kế hoạch thay thế cây bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây già cỗi, cây còi cọc, cong, nghiêng, không đạt yêu cầu thẩm mỹ và kém phát huy tác dụng cải thiện môi trường; cải tạo cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng trong đô thị.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ nhiều vấn đề trong hạng mục thay thế cây xanh. Cụ thể, phải đưa ra bộ “tiêu chí” để đánh giá, xác định cây như thế nào thì được coi là già cỗi, còi cọc, cong, nghiêng…và cơ quan, đơn vị, tổ chức nào đứng ra giám sát trong quá trình triển khai thay thế (?)

Hình ảnh một vài cây phong lá đỏ sống lay lắt trên đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy.

Thực tế cho thấy, việc bảo tồn và quản lý bền vững sức khỏe của các cây xanh hiện tại và việc thay thế có sự lựa chọn cẩn thận các cây hiện yếu và chết bằng các giống cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt phù hợp với cảnh quan là tốt. Tuy nhiên, việc xác định các cây xanh già cỗi, còi cọc, cong, nghiêng, không đạt yêu cầu thẩm mỹ và kém phát huy tác dụng cải thiện môi trường... cần phải dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá khoa học của các chuyên gia lâm nghiệp chuyên ngành chứ không nên đơn giản dựa vào các ý kiến. Chúng ta cần cân nhắc mặt lợi và mặt hại của mỗi sự lựa chọn. Bên cạnh đó, điều quan trọng là cũng cần phải hiểu rõ nguyên nhân suy giảm sức khỏe sinh trưởng của cây đô thị, phương pháp ngăn ngừa sự phát triển sâu bệnh, làm giảm nguy cơ. Việc chẩn đoán các nguyên nhân gây ra suy giảm sức khỏe sinh trưởng của cây đô thị là phức tạp nhưng cần thiết để khắc chế. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự suy giảm sức khỏe sinh trưởng của nhiều cây đô thị và cây di sản trên khắp cả nước. Các dấu hiệu và hiện tượng quan sát được bao gồm sâu bệnh, tuy nhiên nguyên nhân đầu tiên của sự suy giảm sức khỏe cây có thể là hư hại bộ rễ hoặc việc cắt tỉa quá mức tán cây, tạo điều kiện cho sâu bệnh thâm nhập. Việc phòng ngừa sự hư hại cho cây ngay từ đầu bao giờ cũng thành công và ít tốn kém hơn là sử dụng các phương pháp cứu chữa hay làm giảm bệnh cho cây.

Đóng đinh treo biển, những sản phẩm hàng hóa trên đường Đê La Thành.

Cần thận trọng, trên cơ sở khoa học

Trước những vấn đề trên, trao đổi nhanh với Phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam), Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN cho biết: Cây xanh là “lá phổi” điều hòa không khí rất quan trọng phục vụ cho cuộc sống của con người, cũng như góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày diễn biến phức tạp, sự xuất hiện của cây xanh tại các vùng đô thị có mật độ dân cư lớn, đô thị hóa nhanh lại càng có ý nghĩa to lớn. Đối với Hà Nội, từ trước đã được cộng đồng thế giới biết đến là thành phố xanh với nhiều dãy cây cổ thụ được trồng cách đây cả trăm năm. Chính các cây xanh này cũng đã góp phần tạo nên một Hà Nội thanh lịch, hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường.

Sức khỏe cây xanh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi môi trường đô thị. Nhiều gốc cây bị bê tông hóa, trở thành nơi tập kết rác thải, vật liệu xây dựng…

Trước thông tin Hà Nội cho biết sẽ khảo sát, lập kế hoạch thay thế cây già cỗi, cây còi cọc, cong, nghiêng, không đạt yêu cầu thẩm mỹ và kém phát huy tác dụng cải thiện môi trường... Giáo sư Huỳnh cho rằng, đây là việc cần làm thường xuyên. Để phòng ngừa tai nạn do cây gãy đổ trong mùa mưa bão, việc thay thế những cây đã quá già cỗi là cần thiết, song không phải là chặt bỏ hết cây cổ thụ mà cần có cách làm khoa học. “Không khó để đánh giá tình trạng của cây, bằng cách công nghệ hiện có, việc này rất đơn giản như siêu âm, quan sát đánh giá tình trạng sâu bệnh… Cần nghiên cứu kỹ, có đánh giá cụ thể, chi tiết về những khu vực, cây xanh bắt buộc phải thay thế”, Giáo sư Huỳnh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo Giáo sư Huỳnh, việc thay thế cây xanh cần quan tâm đến tính chất đặc thù phù hợp với sinh thái từng vùng vì mỗi quận, huyện có sinh thái khác nhau về độ ẩm, đất, về không gian và hoạt động của con người trên từng tuyến đường, bao gồm: chủng loại cây, hình thức không gian, kích thước không gian, khống chế chiều cao cây, khoảng cách trồng cây… Từ đó góp phần hình thành các tuyến đường đặc trưng về cảnh quan và từng bước nâng cao chất lượng cảnh quan và môi trường cho đô thị Hà Nội.

Cây xanh bị cắt, tỉa trơ trụi, chưa được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các loài sâu bệnh hại.

Giáo sư Huỳnh nhắc lại, cây xanh có ý nghĩa vô cùng quan trong như hấp thụ khí CO2 và thở ra oxy cho con người. Với những cây bắt buộc phải thay thế, thành phố cần công khai cụ thể đồng thời bố trí vị trí trồng phục hội. “Tuy nhiên, để có thể gây dựng lại được một cây xanh có vai trò “điều hòa không khí” cũng phải mất nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Điều đáng lo là, trong quá trình chờ cây phát huy vai trò điều hòa, các tuyến phố của Hà Nội có thể sẽ lâm vào cảnh ô nhiễm không khí nặng nề hơn. Vì vậy, việc thay thế, chặt hạ cây xanh cần phải được nghiên cứu thật kỹ và có cách làm khoa học”, Giáo sư Huỳnh nói.

 

Hà Nội tính thay thế, chỉnh trang cây xanh đô thị

 

 

Tạ Thành

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline