Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 09:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Đề xuất sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử

Chủ nhật, 14/04/2024 11:04

TMO – Sau hơn 10 năm thi hành, Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) đã bộc lộ bất cập, hạn chế về yêu cầu quản lý, sự đồng bộ với một số luật mới ban hành và sự phù hợp với các yêu cầu, hướng dẫn mới của IAEA. Phát sinh sự chồng chéo trong chức năng quản lý của một số bộ ngành; một số quy định thiếu tính khả thi; chưa đáp ứng hoặc theo kịp sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ hạt nhân, công nghệ bức xạ. 

Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới. Theo đó, trong thời gian thi hành, Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh và hướng tới phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử thông qua công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và ứng phó sự cố, phục vụ đắc lực cho kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Bên cạnh vai trò, tác động và đóng góp lớn của Luật NLNT trong việc hình thành công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn, an ninh, phát triển bền vững ứng dụng NLNT vì hòa bình, tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì một số quy định pháp luật về NLNT đã bộc lộ bất cập, hạn chế về yêu cầu quản lý, sự đồng bộ với một số luật mới ban hành và sự phù hợp với các yêu cầu, hướng dẫn mới của IAEA. Phát sinh sự chồng chéo trong chức năng quản lý của một số bộ ngành; một số quy định thiếu tính khả thi; chưa đáp ứng hoặc theo kịp sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ hạt nhân, công nghệ bức xạ. 

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Luật NLNT 2008 được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung là cần thiết nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng NLNT đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới. Việc sửa đổi Luật NLNT góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước là hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Yêu cầu thống nhất, đồng bộ và hài hòa giữa Luật NLNT và nhiều pháp luật liên quan khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam như Luật Quy hoạch (2017), Luật Đầu tư (2020), Luật Xây dựng (2014; sửa đổi, bổ sung 2020), Luật Khoáng sản (2010; sửa đổi, bổ sung 2018), Luật Dược (2016), Luật Bảo vệ môi trường (2020),... nhằm không để phát sinh chồng chéo, chưa thống nhất, bất cập trong quản lý nhà nước và triển khai thực hiện.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế về an toàn hạt nhân, an ninh hạt nhân, thanh sát hạt nhân: Công ước về An toàn hạt nhân (2010); Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định Thanh sát Việt Nam-IAEA (2012); Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn quản lý chất thải phóng xạ (2014); Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần sửa đổi (2016). Việc triển khai thực hiện các điều ước quốc tế đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật NLNT để bảo đảm thực thi nghĩa vụ và cam kết quốc gia của Việt Nam.

Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của Luật NLNT hiện hành. Dự thảo Luật NLNT (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở các chính sách: Thúc đẩy phát triển ứng dụng NLNT, coi trọng năng lượng hạt nhân, chế tạo thiết bị, hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực; Bảo đảm an toàn, an ninh nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân và vật liệu hạt nhân; Thanh sát và không phổ biến vũ khí hạt nhân; Quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân và trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân; Quản lý nhà nước trong lĩnh vực NLNT (Khai báo, đăng ký, cấp giấy phép, cấp chứng chỉ; Thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo).

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline