Hotline: 0941068156

Thứ năm, 23/01/2025 02:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ năm, 23/01/2025

Đề xuất Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng

Chủ nhật, 22/09/2024 08:09

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất trong Danh mục 16 hoạt chất với 27 tên thương phẩm thuốc trừ mối; 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm thuốc bảo quản lâm sản và 03 hoạt chất với 10 tên thương phẩm thuốc khử trùng kho.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. Theo dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam gồm: Thuốc sử dụng trong nông nghiệp: 754 hoạt chất với 1834 tên thương phẩm thuốc trừ sâu (Abamectin (min 90%; Abamectin 36g/l + Alpha-cypermethrin 54g/l; Abamectin 10g/l + Imidacloprid 90g/l…); 725 hoạt chất với 1676 tên thương phẩm thuốc trừ bệnh; 273 hoạt chất với 853 tên thương phẩm thuốc trừ cỏ; 08 hoạt chất với 49 tên thương phẩm thuốc trừ chuột; 63 hoạt chất với 187 tên thương phẩm thuốc điều hoà sinh trưởng; 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm chất dẫn dụ côn trùng; 31 hoạt chất với 154 tên thương phẩm thuốc trừ ốc; 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm chất hỗ trợ (chất trải).

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh minh họa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất trong Danh mục 16 hoạt chất với 27 tên thương phẩm thuốc trừ mối; 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm thuốc bảo quản lâm sản và 03 hoạt chất với 10 tên thương phẩm thuốc khử trùng kho. Ngoài ra, đề xuất đưa vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm thuốc trừ bệnh; 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm thuốc trừ cỏ; 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm thuốc điều hoà sinh trưởng sử dụng cho sân golf.

Thuốc xử lý hạt giống được đề xuất đưa vào Danh mục gồm: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm thuốc trừ sâu; 12 hoạt chất với 12 tên thương phẩm thuốc trừ bệnh. Thêm vào đó, Danh mục cũng bao gồm 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Đối với Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam gồm: 23 hoạt chất thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản (Aldrin; BHC, Lindane; Cadmium compound (Cd); Carbofuran; Chlordane; Chlordimeform; DDT; Dieldrin; Endosulfan; Endrin…); 06 hoạt chất thuốc trừ bệnh (Arsenic (As); Captan; Captafol; Hexachlorobenzene; Mercury (Hg); Selenium (Se)); 01 hoạt chất thuốc trừ chuột (Talium compond) và 01 hoạt chất thuốc trừ cỏ (2,4,5-T).

Thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ con người?

Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều tác hại.

Cụ thể, trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho “chắc ăn”, làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.

Vỏ thuốc bảo vệ thực vật được xếp vào loại chất/rác thải nguy hại, do đó cần thu gom, xử lý đúng quy định. Ảnh minh họa.

Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm, điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.

Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do nhận thức hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.

Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt. Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.

Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline