Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 03:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

ĐBSCL: Giải pháp giảm nhẹ và thích ứng an toàn với nước biển dâng, xâm nhập mặn (Bài 2)

Thứ năm, 13/10/2022 19:10

TMO – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động thích ứng BĐKH (trong đó chú trọng thích ứng nước biển dâng, xâm nhập mặn) cấp tỉnh đến năm 2030 sau khi Kế hoạch thích ứng quốc gia được phê duyệt.

Các phương hướng và giải pháp chi tiết về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được đề xuất trong các báo cáo Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và Báo cáo ĐMC cho Quy hoạch này. Tác động do BĐKH, nước biển dâng và tác động từ sự phát triển thượng nguồn sông Mekong là không thể tránh khỏi trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, Quy hoạch Vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 lần đầu tiên đã định hướng quan điểm phát triển rất khoa học và thực tế: “Tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn; xây dựng các kịch bản và có giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai như bão, lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, với các tình huống bất lợi nhất do BĐKH và phát triển thượng nguồn sông Mekong”.

Để thích ứng với tác động của BĐKH hiện nay và trong tương lai đã được nghiên cứu ĐMC và Quy hoạch Vùng đề xuất, UBND các tỉnh, thành phố cần xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động thích ứng BĐKH (trong đó chú trọng thích ứng nước biển dâng, xâm nhập mặn) cấp tỉnh đến năm 2030 sau khi Kế hoạch thích ứng quốc gia được phê duyệt; Các cơ quan chức năng cần xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và các công nghệ giúp thích ứng với xâm nhập mặn và các tác động khác của BĐKH; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm thích ứng tốt hơn với BĐKH:

Ở vùng chuyển tiếp ngọt - lợ: Chuyển từ tình trạng tiếp cận nước ngọt phục vụ trồng lúa là chủ yếu sang hệ thống cung cấp nước lợ sạch cho nuôi thủy sản và nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh;

Tại các vùng nước lợ - mặn quanh năm (vùng ven biển): Chuyển sang nuôi thủy sản, tận dụng lợi ích từ khả năng tiếp cận biển và cửa sông; những vùng nước ngọt quanh năm: Chuyển đổi theo hướng tăng khả năng giữ nước lũ và quản lý vận hành cho phép cơ cấu cây trồng ứng phó với lũ đến muộn và tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

Thiên tai (nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn...ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng ĐBSCL). Ảnh minh hoạ.

Sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản ở các tiểu vùng trong ĐBSCL phải thích ứng với các thay đổi tất yếu của khí hậu và gia tăng xâm nhập mặn; Cần giữ nước lũ, thu gom và lưu trữ nước mưa và nước mặt trên toàn ĐBSCL, lưu trữ trong các khu vực có thể, đáp ứng nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp trong mọi thời điểm; Phát triển hệ thống quản lý nước với các công trình thủy lợi như đê sông, đê biển, cống, cửa cống, cầu và âu tàu ở mỗi khu vực phải thích ứng với BĐKH và tác động của việc xây dựng đập thượng nguồn và các hoạt động kinh tế ở ĐBSCL;

Hạ tầng thủy lợi ĐBSCL phải được quản lý, điều phối trên toàn vùng, đặc biệt trong những trường hợp cực đoan. Quản lý vận hành cấp vùng toàn bộ hệ thống và công trình thủy lợi đòi hỏi phải xây dựng các quy tắc để ứng phó với hạn hán cực đoan và xâm nhập mặn, lũ sông, bão và nước dâng do bão. Các quy tắc quản lý vận hành được điều phối trên toàn Vùng phải được thiết lập; Nghiên cứu quy hoạch xây dựng thích ứng và xây dựng hạ tầng đô thị thích ứng với tác động của BĐKH, NBD; Tăng cường nâng cao nhận thức và kiến thức của lãnh đạo các cấp, doanh nghiệp và người dân về các rủi ro và biện pháp thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan, NBD; Tăng cường hợp tác với các chương trình phát triển lưu vực, phát triển thủy điện, thủy sản, rừng, sử dụng nước, quản lý chất lượng nước, kiểm soát và giám sát lũ...) của Ủy hội sông Mekong và Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMR).

Các phương hướng và giải pháp giảm nhẹ

Thứ nhất, xây dựng và thực hiện các chương trình/dự án ứng phó với thiên tai và BĐKH và tăng trưởng xanh, bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng/công trình kiểm soát mặn.

Thứ hai, tập trung gia cố hệ thống đê, nạo vét kênh mương, tăng khả năng chủ động kiểm soát lũ, kết hợp nghiên cứu giải pháp trữ nước lũ vùng ngập sâu để phục vụ cấp nước mùa khô và các mục đích khác.

Thứ ba, xây dựng kết cấu hạ tầng kiểm soát ngập úng do triều và kiểm soát mặn (không ngăn mặn) khu vực cửa sông và ven biển, bao gồm hệ thống đê sông/biển kết nối với đường bộ và cống kiểm soát triều.

Thứ tư, xây dựng hồ chứa phân tán để tích trữ nước ngọt và đáp ứng nhu cầu nguồn nước của các ngành kinh tế.

Thứ năm, xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi và công nghiệp trong bối cảnh BĐKH, bao gồm hệ thống vận chuyển nước thô từ các khu vực thượng nguồn cho các vùng ven biển và xây dựng bể chứa, hệ thống khử mặn tại các nhà máy cấp nước quy mô nhỏ không tập trung.

Thứ sáu, Quy hoạch và xây dựng hệ thống đê bao và thoát nước tại các thành phố, thị xã, thị trấn nhằm đảm bảo kiểm soát ngập do lũ và triều cường, tính đến tác động của BĐKH và nước biển dâng.

Thứ bảy, ngăn chặn phá rừng và suy thoái rừng;  trồng mới, bảo vệ rừng tràm nội địa, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển. Xây dựng vành đai sinh thái ven biển từ Cà Mau đến Cần Giờ, trong đó đảm bảo độ dầy của giải rừng ngập mặn trên 500m (ở khu vực có thể) và xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo sớm đối với các rủi ro thiên tai bao gồm bão, lũ, hạn hán và xâm nhập mặn.

Về giải pháp chuyên ngành

Với vùng chuyển tiếp ngọt lợ, cần hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi để chủ động cấp nước, kiểm soát mặn và đảm bảo liên thông trao đổi nước, kiểm soát ô nhiễm; đầu tư các công trình phòng chống sạt lở bờ sông, kênh rạch, công trình điều tiết, nạo vét các trục kênh để chủ động trữ nước đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; đầu tư các công trình chuyển nước ngọt cho vùng chuyển tiếp và vùng ven biển…

Với vùng nước mặn lợ quanh năm, cần hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi để chủ động cấp nước, kiểm soát mặn và đảm bảo tuần hoàn nước phục vụ sản xuất, nuôi thủy sản; không khai thác nước dưới đất cho nuôi thuỷ sản; đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển, đê sông, đê cửa sông, bờ bao, hệ thống kè giảm sóng gây bồi kết hợp với trồng rừng bảo vệ bờ biển;; đầu tư các công trình chuyển nước ngọt cho vùng ven biển để phục vụ cho cấp nước công nghiệp và dân sinh; nâng cấp và xây dựng hệ thống đê bao và hệ thống thoát nước bảo vệ các đô thị khỏi bị ảnh hưởng do ngập triều; kiểm soát sụt lún đất.

Quản lý ngập triều, nước biển dâng và xói lở bờ biển

Thứ nhất, cần thiết kế và triển khai các công trình thủy lợi để hỗ trợ sản xuất, đặc biệt là nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn và đảm bảo an toàn cho cộng đồng trước ngập triều và hoàn thiện, nâng cấp và bảo trì đê biển và cửa cống phù hợp với điều kiện môi trường từng khu vực.

Thứ hai, cần xây dựng và vận hành các kênh phù hợp cho nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn ở các khu vực bên trong đê biển; tách kênh dẫn nước sạch và kênh thoát nước thải từ khu vực nuôi  thủy sản; Xây dựng hệ thống cống điều khiển dòng mặn, ngọt thích hợp trên hệ thống kênh trục, sông cụt,.. biến lòng dẫn của chúng thành hệ thống hồ chứa nước hoạt động “lưu động theo thời gian và nhịp điệu của từng con triều” để kiểm soát mặn, tích nước ngọt. 

Thứ ba, Cần phục hồi, trồng mới, bảo vệ vành đai rừng ngập mặn bên ngoài đê biển, với mật độ và chiều cao phù hợp để làm giảm sóng do thủy triều và bão. Bảo tồn và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển từ Tiền Giang đến Cà Mau; đảm bảo phục hồi dải rừng ngập mặn ven biển với độ rộng trên 500m ở các khu vực đã từng là rừng ngập mặn.

Thứ năm, cần lập các công trình chắn sóng để ngăn ngừa xói lở bờ Biển Đông và Biển Tây; tăng cường các biện pháp lắng đọng trầm tích, bảo vệ đê biển. Ở các khu vực có nguy cơ cao, cần thực hiện chương trình di dời sớm và sắp xếp lại các khu dân cư để ngăn ngừa hậu quả do ngập triều cực đoan, nước dâng và rủi ro do xói lở bờ sông, bờ biển.

ĐBSCL là vùng nông nghiệp quan trọng nhất cả nước, tuy nhiên hiện nay vẫn là vùng hạn chế phát triển. Ngoài các nguyên nhân chủ quan, các tác động tiêu cực do BĐKH làm gia tăng khô hạn, nhất là gia tăng mực NBD dẫn đến gia tăng xâm nhập mặn, ngập nước biển đang và sẽ là các nguyên nhân quan trọng, lâu dài. Các tác động này càng nghiêm trọng đến môi trường và phát triển KT-XH của vùng khi kết hợp với sự suy giảm dòng chảy và phù sa sông Mêcông do phát triển các công trình thủy điện ở các quốc gia thượng lưu. Tác động do BĐKH, tác động từ sự phát triển thượng nguồn sông Mêcông, cũng như tác động của sự phát triển bên trong ĐBSCL là không thể tránh khỏi và ngày càng nghiêm trọng vì vậy thích ứng với các tác động tiêu cực này là yêu cầu cấp thiết đối với ĐBSCL. Phương châm thích ứng có tính khoa học, thực tiễn đối với vùng này là: “Phát triển thuận thiên”, “Chủ động thích ứng với lũ lụt, khô hạn", "Sống chung với nước lợ và nước mặn”. 

Ngoài ra, để giảm nhẹ tác do BĐKH, NBD xây dựng và thực hiện các chương trình/dự án ứng phó với thiên tai do gia tăng BĐKH, nhất là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng/công trình kiểm soát mặn, trữ nước ngọt, kiểm soát ngập úng, bảo vệ bờ biển, các đô thị, khu dân cư phù hợp với từng tiểu vùng môi trường là nhiệm vụ cần được các cơ quan chức năng các cấp thực hiện hiệu quả. Bảo vệ và tăng cường trồng rừng, tăng nhanh diện tích rừng, nhất là rừng ngập mặn ven biển là giải pháp đặc biệt quan trọng không chỉ tăng cường cải thiện chất lượng môi trường, kiểm soát ô nhiễm, bảo tồn da dạng sinh học mà còn đảm bảo ngăn ngừa, giảm nhẹ các tác động do nước biển dâng, xói lở bờ biển, cửa sông, sụt lún đất.

Xây dựng và phát triển các mô hình tăng trưởng xanh, trong đó ưu tiên giảm phát thải khí nhà kính bằng cách chuyển phần lớn các dự án nhiệt điện chạy than sang sử dụng khí, năng lượng tái tạo; giảm diện tích lúa, tiết kiệm nhiên liệu…cũng là định hướng quan trọng nhằm giảm nhẹ tác động đến BĐKH.

 

Tác động của thiên tai do biến đổi khí hậu: Góc nhìn từ vùng đồng bằng sông Cửu Long (Bài 1)

 

 

Nhóm tác giả: (PGS. TS Lê Trình - Koos Neefjes)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline