Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 04:11
Chủ nhật, 06/03/2022 09:03
TMO – Theo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu vực này sẽ được phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế; chú trọng phát huy thế mạnh giao thông đường thủy.
Với tốc độ tăng trường kinh tế bình quân 6,5%/năm, quy mô kinh tế (GRDP) năm 2030 lớn hơn 2-2,5 lần so với năm 2021, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GRDP 20%, công nghiệp - xây dựng 32%, dịch vụ 46%, thuế và trợ cấp khoảng 2%... Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động, hiệu quả cao của đất nước, khu vực và thế giới. Hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, hành lang kinh tế, đô thị động lực tập trung các dịch vụ, công nghiệp đa dạng sẽ được chú trọng phát triển. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
(Ảnh minh họa)
Ba tiểu vùng sinh thái sẽ được hình thành, gồm: Vùng sinh thái nước ngọt ở thượng nguồn và trung tâm của đồng bằng là trọng điểm sản xuất lúa, thủy sản nước ngọt, trái cây, vùng sinh thái mặn - lợ ven biển phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ trên bờ và trên biển, đánh bắt hải sản, khôi phục rừng ngập mặn, du lịch sinh thái và vùng chuyển tiếp ngọt - lợ giữa đồng bằng, phát triển thủy sản nước lợ với lúa, rau màu phù hợp.
Ngoài ra, ba sản phẩm chiến lược của vùng gồm thủy sản, trái cây, lúa gạo, trong đó lúa gạo giảm dần. Hệ thống trung tâm đầu mối nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối các đô thị sẽ được phát triển, là nơi cung cấp dịch vụ logistics; nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ; thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao...
Trong Quy hoạch vùng Đồng bằng sông nêu rõ, đến năm 2030, đồng bằng sông Cửu Long không phát triển thêm nhiệt điện than ngoài các nhà máy đang trong quá trình xây dựng ở Duyên Hải II (Trà Vinh), Long Phú I (Sóc Trăng), Sông Hậu I (Hậu Giang). Điện gió được tập trung phát triển ở bán đảo Cà Mau và điện mặt trời.
Đoàn Phụng
Bình luận