Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 10:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

 Đẩy nhanh tiến độ thả nuôi tôm giống vụ mới

Thứ ba, 01/04/2025 06:04

TMO - Thời điểm này, ngành nông nghiệp các địa phương và người nuôi thuỷ sản tại các xã vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh đang tích cực xuống giống thuỷ sản vụ mới, đặc biệt là thả nuôi tôm nước lợ, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển nghề nuôi thuỷ sản theo hướng hiệu quả.

Thông tin từ Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Trà Vinh, tính đến tháng 2/2025, mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ trong tỉnh đã được nông dân thả nuôi 1,73 tỷ con giống các loại, diện tích 16.640ha (gồm 351,55 triệu con tôm sú giống, diện tích 7.454ha; 1,33 tỷ con tôm thẻ chân trắng, diện tích 1.438ha, trong đó, thả nuôi tôm theo hình thức thâm canh mật độ cao 617,4 triệu con, diện tích 384ha).

Năm 2025, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu đạt sản lượng nuôi trồng khoảng hơn 200.000 tấn; trong đó, sản lượng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng hơn 100.200 tấn, nhằm góp phần đưa giá trị tăng thêm lĩnh vực thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 5%/năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thì việc thả nuôi thuỷ sản vụ mới gặp nhiều khó khăn, do ở cuối mùa vụ năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, tại một số khu vực nuôi trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số bệnh mới trên tôm nuôi, như bệnh mờ đục ấu trùng (TPD), vi bào tử trùng (EHP), hội chứng tôm chết sớm (EMS)...

Cùng với đó, những tháng đầu năm do không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày, đêm và xuất hiện những cơn mưa trái mùa đã làm gia tăng yếu tố môi trường thay đổi lớn,... đây cũng là điều kiện để phát sinh dịch bệnh trên tôm nuôi. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, thích ứng với sự tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường, chất lượng môi trường nuôi ngày càng xấu đi, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp,… nhằm phát triển nghề nuôi tôm nước lợ bền vững trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp;

Trong đó, có công tác kiểm soát các yếu tố môi trường và quản lý tốt mầm bệnh, dịch bệnh. Đồng thời, Sở đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Bàn giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nước lợ mùa vụ năm 2025” để giúp người nuôi tôm ở các vùng ven biển có dịp trao đổi, thảo luận cùng với các nhà khoa học để tìm hiểu và đưa ra các giải pháp trong quản lý dịch bệnh trên con tôm.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 125,34ha, chiếm 7,7%/diện tích thả nuôi. Tôm bị thiệt hại chủ yếu do bệnh đốm trắng 30,82ha (chiếm 24,6%), hoại tử gan tụy cấp 31,89ha (chiếm 25,4%), đường ruột 19,69ha (chiếm 15,7%), phân trắng 26,21ha (chiếm 20,9%), môi trường 16,73ha (chiếm 13,3%). Ngoài ra, một số khu vực nuôi trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đang xảy ra một số bệnh mới như bệnh TPD, EMS, EHP...

Trước thực tế trên, bà con nông dân đã đẩy mạnh vệ sinh môi trường ao nuôi để chuẩn bị vụ nuôi mới an toàn hơn. Tại xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, về tình hình thả nuôi tôm nước lợ trong những tháng đầu năm 2025, cho thấy, hiện nay nhiều nông dân đang khẩn trương xử lý môi trường và cải tạo lại các vuông nuôi để thả lại vụ tôm mới.

Còn theo chia sẻ của người dân ở ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, đến giữa tháng 3/2025, tình hình môi trường và dịch bệnh trong nuôi thủy sản ở địa phương tương đối ổn định. Đặc biệt, khoảng 03 năm nay, trong quá trình nuôi tôm, vai trò của các kỹ sư của các đại lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ cho người nuôi tôm rất tốt.

Người dân Trà Vinh đẩy mạnh triển khai thả nuôi tôm giống vụ mới. (Ảnh: Internet). 

Ngoài giám sát định kỳ, khi người nuôi thấy tôm bất thường sẽ thông báo, các đại lý cử cán bộ kỹ thuật xuống theo dõi, lấy mẫu để kiểm tra kịp thời …Đại diện phòng Nông nghiệp và Môi trường xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang cho biết: trong 03 tháng đầu năm, toàn xã có 449 hộ thả nuôi 26,94 triệu con tôm sú giống trên diện tích 126,48ha và 583 hộ thả nuôi 75,79 triệu con tôm thẻ chân trắng giống trên diện tích 151,58ha.

Những ngày đầu năm, tình hình thả nuôi tôm chậm lại, do ảnh hưởng môi trường, thời tiết và dịch bệnh; hiện nay, tình hình môi trường nuôi đã ổn định và người dân đẩy nhanh tiến độ thả giống. Địa phương đã tăng cường phối hợp với ngành chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thu mẫu trong nuôi thủy sản để kịp đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn cho nông dân. Đặc biệt, hiện nay giá tôm tăng mạnh từ cuối năm 2024, đối với tôm thẻ chân trắng, loại 45 - 50 con/kg, giá từ 150.000 - 160.000 đồng/kg và loại 30 - 35 con/kg giá dao động từ 195.000 - 200.000 đồng/kg; bình quân tăng từ 25.000 -30.000 đồng/kg so với vụ tôm đầu năm 2024 tạo sự phấn khởi cho người chăn nuôi.

Trà Vinh là địa phương có vị trí địa lý nằm giáp biển, diện tích tự nhiên hơn 2.391 km2, có 65 km bờ biển với diện tích ngư trường khá rộng lớn. Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, như: Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành là những địa phương ven biển, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ở cả 2 lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

Với những lợi thế và tiềm năng trong phát triển kinh tế, tỉnh Trà Vình đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh cho nghề nuôi trồng, chế biến thủy sản có qui mô lớn với quy trình kỹ thuật khoa học - công nghệ cao để nâng cao chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi trồng thuỷ sản.

 

 

Phạm Đạt

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline